Bộ Công Thương xem xét cắt giảm khoảng 600 giấy phép con
Sau khi rà soát, dự kiến sẽ có khoảng 464 - 612 điều kiện kinh doanh thuộc Bộ Công thương sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới.
Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, hiện Bộ Công thương đang rất quyết liệt trong việc xóa bỏ giấy phép con, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chia sẻ tại Hội thảo "Đảm bảo tính nhất quán trong điều chỉnh chính sách để đạt mục tiêu tăng trưởng" do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức, ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, về đề xuất của Bộ Công thương trong việc cắt giảm khoảng 600 điều kiện kinh doanh, cần khơi thông về cơ chế chính sách cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp.
Trước đó, tại phiên họp chiều 15/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 464 - 612 điều kiện kinh doanh sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới, tương đương với khoảng 38,15 - 50,3% tổng số điều kiện kinh doanh.
Đây là kết quả của tổ công tác về cải cách hành chính cùng đại diện các vụ, cục thuộc Bộ Công Thương qua tổng hợp kết quả tự rà soát của các đơn vị. Theo đó, tính đến ngày 12/9, tổng số điều kiện kinh doanh trước rà soát là 1.216 điều kiện kinh doanh trên 27 ngành, nghề (chưa tính ngành, nghề sản xuất, nhập khẩu ô tô là ngành nghề thứ 28).
Vụ trưởng Vụ kế hoạch cho biết, trong hơn một năm vừa qua, Bộ Công thương mới chỉ bỏ được một số điều kiện kinh doanh về formaldehyte, khai báo hoá chất, dán nhãn năng lượng...
Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ lại tiến trình cải cách vẫn rất liên tục và không dừng lại. Từ cuối năm 2016 đến đầu 2017, những điều kiện kinh doanh ở mức thông tư của Bộ Công thương nếu thấy bất hợp lý đều được đề xuất bãi bỏ.
Cũng theo ông Hưng, hiện Bộ Công thương đang rất quyết liệt trong vấn đề này. Một loạt các quy định trong Nghị định đã được nghiên cứu ngay từ khi bãi bỏ các thông tư để trình Chính phủ sửa đổi thay thế như Nghị định số 19 về khí, Nghị định số 109 về xuất khẩu gạo, Nghị định số 94 về rượu, Nghị định số 67 về thuốc lá, Nghị định số 140 về logistics...
Ngày 5/9 vừa qua, Bộ Công thương đã làm việc trực tiếp với từng nhóm doanh nghiệp. Sau đó đánh giá tình hình chung các khó khăn của doanh nghiệp. Đúng một tuần sau ngày 15/9, Bộ trưởng đã họp và lên kế hoạch về ngắn hạn và dài hạn trong việc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh trên tinh thần bộ sẽ bỏ khoảng trên 50% các điều kiện kinh doanh.
Trong đó, nhiều điều kiện từ nay đến cuối năm có thể bỏ ngay nhằm tạo nguồn lực tốt phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, ông Hưng nhận định.
Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, để tăng trưởng kinh tế dài hạn cần phải cải cách thủ tục, giảm chi phí, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp.
Dẫn chứng cho câu chuyện rào cản kinh doanh, ông Tuấn cho biết vừa nhận được đơn "kêu cứu" của doanh nghiệp tại Thái Nguyên, "than" rằng với cách tính phí của Hải Phòng như hiện nay, một năm sẽ phải nộp thêm hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, điều nghịch lý là hàng nhập về tại cảng Hải Phòng chỉ lưu lại ít thời gian, sau đó được chuyển sang các tàu nhỏ, vận chuyển bằng đường sông. Với chi phí lớn như trên sẽ "ăn mòn" lợi nhuận và khiến doanh nghiệp không thể chịu đựng được.
Trưởng ban pháp chế VCCI lo ngại, doanh thu của doanh nghiệp này khoảng 800 tỷ đồng mỗi năm, nộp ngân sách 30 tỷ đồng. Hiện nay, với 300 triệu đồng của Hải Phòng thu được, nhưng lại khiến doanh nghiệp rất khó khăn, thậm chí đi vào bước đường cùng. Nếu doanh nghiệp phá sản sẽ gây thất thu thuế của nhà nước.
Cũng theo ông Đậu Anh Tuấn, hiện Hải Phòng đang áp đặt thu phí hạ tầng cảng biển, mặc dù doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và cộng đồng dư luận phản đối song, với lý lẽ riêng của mình, Hải Phòng vẫn quyết định thu phí hạ tầng đối với các doanh nghiệp vận tải, đơn vị kinh doanh vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng.
Sau khi rà soát, dự kiến sẽ có khoảng 464 - 612 điều kiện kinh doanh thuộc Bộ Công thương sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới.
Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.
Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.
Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.
Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.