Thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số
Theo Cisco, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số, chủ yếu do khó khăn về chi phí và công nghệ.
Tại Việt Nam, áp lực từ công cuộc chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng, thậm chí mang tính “sống còn" đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất đang gặp nhiều khó khăn trong hành trình lựa chọn con đường chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình.
Năm 2023 sẽ là một năm đầy khác biệt, áp lực lạm phát, những khó khăn trong chuỗi cung ứng và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm đều đang châm ngòi cho ngọn lửa này.
Bởi vậy, các doanh nghiệp có xu hướng thay đổi quan điểm từ chuyển đổi tập trung vào tăng trưởng sang tiết kiệm chi phí. Xu hướng chuyển đổi số sẽ được thúc đẩy bởi điều đó. Chuyển từ cạnh tranh công nghệ sang cạnh tranh về dịch vụ hệ sinh thái, low-code, nền công nghiệp 4.0 và máy học… là một trong những xu hướng chuyển đổi số trong năm 2023.
Việc thiếu những giải pháp cho phép tùy chỉnh linh hoạt là nguyên nhân của những rào cản trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Các giải pháp này thường không thể hoặc rất khó để mở rộng và tùy chỉnh theo nhu cầu của công ty. Điều này có nghĩa là phần mềm không thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt vòng đời kinh doanh, đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng, do đó có thể tốn thời gian và không hiệu quả về chi phí.
Khi nói đến việc lập trình riêng một phần mềm dành riêng cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật và chi phí, có thể làm chậm quá trình và dẫn đến thất bại trong việc khởi chạy, triển khai và kết hợp phần mềm vào cấu trúc kinh doanh đã tồn tại.
Các phần mềm truyền thống với thiết kế mã nguồn mở có thể tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ dữ liệu và tạo ra các lỗ hổng bảo mật, đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp, vì chúng ta đều biết dữ liệu có giá trị như thế nào trong kỷ nguyên số. Một số giải pháp hiện có trên thị trường được thiết kế với chức năng cố định, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi quy trình làm việc hiện có để phù hợp với quy trình vận hành của phần mềm.
Trong thời đại kỹ thuật số, tốc độ thay đổi và đổi mới vô cùng chóng mặt. Chiến lược lựa chọn nhà cung cấp với một hệ sinh thái chuyển đổi số giúp cho các doanh nghiệp có một mô hình chuyển đổi cần thiết cho sự thành công và bảo mật bền vững.
Một hệ sinh thái bao gồm các giải pháp, ứng dụng và hệ thống nội bộ, các đối tác, và các công nghệ liên quan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số. Phần lớn doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số hiện nay thường tập trung vào hệ sinh thái nội bộ hoặc hệ sinh thái dựa trên quan hệ đối tác.
Là một trong những công ty cung cấp hệ sinh thái chuyển đổi số toàn cầu, 1C Việt Nam là một hệ sinh thái “toàn diện”, bao gồm hệ sinh thái nội bộ (In-house ecosystem), có thể tích hợp hệ thống các giải pháp của 1C và hệ sinh thái đối tác (Multi-Company Partnership).
Được xây dựng và thừa hưởng khả năng tích hợp của nền tảng 1C:Enterprise, các giải pháp quản trị chuyên sâu của 1C Việt Nam dễ dàng trao đổi dữ liệu với nhau như: giải pháp kế toán, văn phòng điện tử, nhân sự tiền lương... và cả các giải pháp của nhà cung cấp khác.
Trong chiến lược phát triển hệ sinh thái đối tác, 1C Việt Nam và các đối tác luôn cùng cam kết dành cho nhau những điều kiện tốt nhất phục vụ mục đích hoạt động của mỗi bên; mang lại giải pháp hoàn hảo cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Hiện nay, 1C Việt Nam đã và đang là đối tác với nhiều nhà cung cấp như FPT.eInvoice, VIHAT, Duali, Haravan, và rất nhiều nhà cung cấp khác cùng nhau đồng hành, hợp tác và phát triển vì mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp.
1C:Company management là giải pháp “mini ERP” dành cho doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp giải quyết được khó khăn trong việc kiểm soát chi phí và vận hành như: thiếu dữ liệu phân tích hiệu quả kinh doanh, thất thoát & dư thừa vật tư, chưa tận dụng tối đa công suất máy, khó kiểm soát chi phí chung trong sản xuất như điện nước, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng...
Ông Trần Văn Sơn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn TONMAT chia sẻ: “Sau khi áp dụng thành công giải pháp 1C:Company management vào sản xuất tại Fujiton (công ty thành viên của TONMAT Group), tập đoàn TONMAT Group đã bắt đầu triển khai 1C:ERP vào toàn bộ các hoạt động trên 18 nhà máy, chi nhánh trên toàn quốc và khối điều hành của Tập đoàn để chuyển đổi số vào toàn bộ các hoạt động của Tập đoàn.
Theo ông Sơn, tập trung vào đẩy mạnh chuyển đổi số đã giúp TONMAT Group ứng phó với các thách thức mới, đồng thời phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.
Theo Cisco, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số, chủ yếu do khó khăn về chi phí và công nghệ.
Vượt qua những tiêu chuẩn tuyển chọn nghiêm ngặt và khắt khe của VCCI, Sunshine Group chính thức trở thành đối tác đồng hành trong chương trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Chính phủ.
Theo lãnh đạo của Dell Technologies, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một văn hóa chuyển đổi số xem nhân viên là trung tâm, bởi riêng công nghệ cho hoạt động chuyển đổi số là không đủ.
Chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy của người lãnh đạo nhưng nếu không thúc đẩy được đội ngũ sẵn sàng tham gia hành trình này, doanh nghiệp có khả năng cao đối mặt với thất bại.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.