Tài chính
Xuân Thiện đứng sau đợt tăng vốn 5.000 tỷ đồng của GLS
Sự xuất hiện của nhóm cổ đông mới có liên hệ với Xuân Thiện Group kỳ vọng đưa Công ty chứng khoán Sen Vàng (GLS) gia nhập nhóm các công ty chứng khoán mới nổi, quy mô vốn lớn và sẵn sàng chạy đua cho vay margin.

Công ty Chứng khoán Sen Vàng (GLS) vừa tổ chức Đại hội cổ đông thông qua phương án phát hành 500 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhóm nhà đầu tư mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Đợt phát hành dự kiến diễn ra trong năm nay, nâng vốn điều lệ của GLS tăng mạnh từ 135 tỷ đồng lên 5.135 tỷ đồng.
Số tiền 5.000 tỷ thu được dự kiến sẽ được bổ sung nguồn vốn cho vay ký quỹ (3.000 tỷ đồng), nâng cao năng lực tài chính, hệ thống hạ tầng công nghệ (100 tỷ đồng), tự doanh (1.800 tỷ đồng) và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định (100 tỷ đồng).
Việc huy động thêm vốn diễn ra trong bối cảnh công ty đang có kế hoạch bổ sung nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và kinh doanh chứng khoán phái sinh. Hiện tại, GLS chỉ còn nghiệp vụ môi giới và tư vấn đầu tư sau khi mất kết nối với hai sở giao dịch chứng khoán và đang trong diện kiểm soát.
Năm 2024, công ty có kế hoạch tập trung vào việc xin ra khỏi diện kiểm soát, khôi phục các nghiệp vụ và kết nối hai sở. Do đó, công ty đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng với mục tiêu doanh thu chỉ 5,1 tỷ đồng và lãi trước thuế hơn 90 triệu đồng.
Kế hoạch tăng vốn 'khủng' được GLS đưa ra sau khi công ty chứng khoán này chứng kiến loạt biến động lớn trong cơ cấu cổ đông.
Trước đó, hôm 11/4, ông Cao Tấn Thành – cựu Chủ tịch HĐQT GLS – đã chuyển nhượng toàn bộ 8,25 triệu cổ phiếu, tương đương 61,16% vốn điều lệ cho 4 nhà đầu tư là bà Thái Kiều Hương (nhận 4,95%), ông Hồ Ngọc Bạch (19,88%), ông Lê Huy Dũng (16,33%) và Công ty TNHH TM Nông nghiệp Khang An (20%).
Cùng ngày, ông Lê Huy Dũng – tân Chủ tịch HĐQT GLS cũng nhận chuyển nhượng toàn bộ 500.000 cổ phiếu GLS (tương đương 3,7% vốn điều lệ) từ ông Chu Tuấn An – cựu Tổng giám đốc GLS, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu ở công ty chứng khoán này lên 20,03% vốn điều lệ.
Không chỉ mua lại lượng lớn số cổ phần từ các lãnh đạo cũ, nhóm cổ đông mới của công ty, với tiềm lực tài chính lớn, cũng chiếm đa số trong danh sách nhà đầu tư sẽ rót thêm 5.000 tỷ đồng vào GLS.
Về nhóm cổ đông mới, theo thông tin công bố, ông Lê Huy Dũng (sinh năm 1967) từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại ngân hàng ACB, Đại Á và gần nhất là VietBank. Được biết, ông Dũng đã rời ghế Tổng giám đốc VietBank từ tháng 2/2024.
Tân cổ đông lớn nhất của GLS - công ty Khang An được thành lập vào tháng 2/2018 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Tiền thân là Công ty TNHH Sữa Dê Ninh Bình – thành viên trong "hệ sinh thái" Xuân Thiện Group.
Ngoài ra, bà Thái Kiều Hương – cổ đông nắm giữ 4,95% và nhận quyền mua thêm 4,97% vốn GLS – là một mắt xích quan trọng trong "hệ sinh thái" Xuân Thiện Group khi từng nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng của các thành viên trong tập đoàn này.
Tập đoàn Xuân Thiện của đại gia Ninh Bình - ông Nguyễn Xuân Thiện hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng (thủy điện, điện mặt trời) đến nông nghiệp công nghệ cao và vật liệu xây dựng (thép, xi măng).
Những năm trước đây, Xuân Thiện nổi tiếng với các dự án nhà máy xi măng và hơn 20 dự án thủy điện trên cả nước. Gần đây, tập đoàn dồn lực vào lĩnh vực năng lượng tái tạo với các dự án điện mặt trời quy mô lớn tại Ninh Thuận, Đắc Lắk.
Không nằm ngoài làn sóng điện gió ngoài khơi, Xuân Thiện cũng đề xuất dự án tại Tuy Phong, Bình Thuận và khảo sát dự án tại Nam Định. Cũng tại Nam Định, tập đoàn đang chuẩn bị đầu tư một loạt dự án quy mô gần 100.000 tỷ đồng gồm: tổ hợp gang thép, cảng, khu đô thị biển, nhà máy ethanol...
Những sân chơi tỷ đô của Xuân Thiện Group
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.