Tiêu điểm
Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đạt 605 triệu USD, tăng trưởng 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, tôm chân trắng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đạt 344 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Tôm sú xuất khẩu 45 triệu USD, giảm nhẹ 5%, còn sản phẩm “tôm loại khác” đạt 216 triệu USD, tăng đến 222%.
Cùng với sự gia tăng về sản lượng, mức giá bán tăng cao cũng đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tôm hai tháng đầu năm. Theo VASEP, giá tôm thẻ bình quân tại tất cả thị trường hiện đang ở mức hơn 9USD/kg, tăng 5%, trong khi giá tôm sú tăng đến 14%, đạt gần 12,8USD/kg.
Thị trường Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực của tôm Việt Nam, với tổng kim ngạch đạt 204 triệu USD, chiếm 34% và tăng 150% so với cùng kỳ. Theo VASEP, mức tăng này đến từ sự đột biến của xuất khẩu tôm hùm.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 77 triệu USD, tăng trưởng 7%, là mức tăng khiêm tồn nhất so với các thị trường chính của tôm Việt Nam. VASEP cho biết, người tiêu dùng Mỹ đang lo ngại lạm phát cũng như các chính sách thuế nhập khẩu chưa rõ ràng nên giảm chi tiêu cho hải sản.
Năm 2025, ngành tôm đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 4,3 – 4,5 tỷ USD, tăng trưởng 10 – 15% so với năm 2024. Với kết quả tích cực ghi nhận được trong hai tháng đầu năm, ngành tôm có nhiều triển vọng để đạt, thậm chí vượt mục tiêu đặt ra.
Tuy nhiên, xuất khẩu tôm vẫn phải đối diện với nhiều thách thức. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú, nhà xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam, tôm Việt Nam có chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với một số đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Trong đó, chi phí thức ăn chiếm đến gần một nửa tổng chi phí sản xuất tôm.
Năm 2024, nhiều thời điểm giá tôm liên tục biến động khiến bà con nông dân phải “treo ao”, ngừng hoạt động vì không đủ khả năng hoàn vốn. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo đủ đầu vào để hoàn thành các đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu tôm.
Cùng với khó khăn về chi phí, ngành tôm cũng đối diện với vấn đề dịch bệnh gây ra thiệt hại nặng nề, thậm chí là mất trắng cả vụ tôm của bà con. Mặt khác, nuôi tôm theo phương thức thâm canh truyền thống gây ra nhiều tổn hại tới môi trường, khiến tôm khó lòng đáp ứng một số tiêu chuẩn khắt khe của nhiều thị trường quốc tế.
Để ngành tôm đạt được mục tiêu xuất khẩu, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người nuôi tôm, VASEP kiến nghị Chính phủ tăng cường ngoại giao kinh tế, xúc tiến xuất khẩu tôm tại các thị trường lớn.
Bên cạnh đó, nâng cao giá trị ngành tôm thông qua kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống và có cơ chế khuyến khích nông dân, doanh nghiệp đầu tư công nghệ nuôi trồng, sản xuất xanh nhằm giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Xuất khẩu thủy sản: Cửa sáng nhưng nhiều rủi ro
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nhưng vẫn phải đối diện với không ít rủi ro, thách thức.
Doanh nghiệp lạc quan về tình hình xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo đang chứng kiến những khó khăn nhưng chỉ là tạm thời, không ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng năm 2025, theo một số doanh nghiệp lớn trong ngành.
Xuất khẩu cá tra Việt có thêm cơ hội
Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tiếp cận thị trường dễ hơn, giảm thiếu chi phí và thủ tục trong thời gian tới.
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng
Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.
Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Sắp có thêm công cụ hút vốn xanh
Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.
Bắc Ninh tháo gỡ vướng mắc phát triển nhà ở xã hội
Tỉnh Bắc Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là đối với công nhân khu công nghiệp và các đối tượng có thu nhập thấp.
Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm
Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.
Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả
Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.
Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang
Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.
Du lịch Việt Nam: Thách thức tiềm ẩn sau vầng hào quang
Dù liên tục ghi nhận kết quả tích cực sau Covid-19, du lịch Việt Nam vẫn chậm chân hơn nhiều với các nước láng giềng, đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề nội tại.