Mỹ tăng thuế với Trung Quốc, cơ hội nào cho thủy sản Việt Nam?
Thủy sản Việt Nam có thể củng cố vị thế tại Hoa Kỳ nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc tại các thị trường khác.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Thương mại toàn cầu đã liên tục biến động khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ các khu vực vào Mỹ, trong đó có Việt Nam với mức thuế suất cao hàng đầu thế giới, hồi đầu tháng 4 vừa qua.
Sau đó một tuần, Mỹ đã tuyên bố tạm hoãn các mức thuế riêng này trong vòng 90 ngày với hầu hết đối tác, mở đường cho các cuộc đàm phán song phương.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), bước đi này đã giúp các doanh nghiệp “dễ thở hơn”, duy trì năng lực xuất khẩu sang Mỹ trong vòng 90 ngày tới. Doanh nghiệp cũng mong đợi vào kết quả đàm phán tốt để có mức thuế cạnh tranh hơn sau khi thời hạn trên kết thúc.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng lo ngại về áp lực giảm nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như việc Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường khác, làm gia tăng cạnh tranh, Vasep nhận định trong công văn gửi tới Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các bộ trưởng liên quan.
Đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thành viên, Vasep đã đề xuất hai gói hỗ trợ cần thiết để doanh nghiệp trong ngành có duy trì sản xuất, củng cố năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Hai gói này bao gồm vấn đề duy trì sản xuất, củng cố chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, gia tăng xúc tiến thương mại trong giai đoạn 2025 – 2026.
Vasep kiến nghị, cần khơi thông sản xuất và tiêu thụ liên quan đến công nghệ, các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), an toàn thực phẩm và kiểm dịch.
Trong đó, hiệp hội này đề nghị Bộ Nông nghiệp và môi trường hoàn chỉnh dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản (trên cơ sở thẩm định của Bộ Tư pháp) và trình Chính phủ ký ban hành ngay trước ngày 15/4 vừa qua.
Điều này nhằm giúp doanh nghiệp có chứng từ nguyên liệu hợp lệ cho xuất khẩu sang EU và các thị trường mà Việt Nam có hiệp định thương mại tự do.
Bên cạnh đó, Vasep kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập Quỹ phát triển công nghệ ngành thủy sản theo mô hình thành công ở một số nước, được trích theo tỷ lệ phần trăm trên số lượng xuất khẩu, nhằm hỗ trợ công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối đầu tư.
Ngoài vấn đề khơi thông sản xuất, Vasep cũng đề xuất một loạt các giải pháp về thuế, phí, tín dụng, hải quan và điện, như kiến nghị tiếp tục có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp ít nhất đến hết năm nay; giảm thuế VAT để kích cầu tiêu dùng trong nước ít nhất đến năm 2026.
Theo Vasep, cần có chính sách giảm lãi vay, cho phép doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ cho hàng tồn kho đã mua để sản xuất xuất khẩu sang Mỹ.
Hiệp hội này cũng đề nghị giảm giá điện cho các container lạnh tại cảng đối với hàng tồn kho do không xuất khẩu được sang Mỹ; cho phép doanh nghiệp đầu tư điện áp mái lên 2MW (hiện tại chỉ 1MW) và có chính sách tạm thời chấp nhận mua điện vượt ngưỡng thêm 30% để giảm chi phí lưu trữ hàng tồn kho và sản xuất.
“Vasep kính đề nghị phó thủ tướng và các bộ trưởng xem xét, chỉ đạo hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản để duy trì chuỗi sản xuất, xuất khẩu và tiếp tục tạo sinh kế cho nông dân, ngư dân và người lao động. Hiệp hội tin rằng, sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả từ Chính phủ sẽ giúp ngành thủy sản Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này và tiếp tục phát triển bền vững”, Vasep nhấn mạnh.
Thủy sản Việt Nam có thể củng cố vị thế tại Hoa Kỳ nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc tại các thị trường khác.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nhưng vẫn phải đối diện với không ít rủi ro, thách thức.
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Xuất khẩu rau quả quý I/2025 giảm hơn 11% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ sự tụt dốc mạnh của xuất khẩu sầu riêng.
Bất chấp nguy cơ có thể bị Mỹ áp thuế cao, Vicostone và Thủy sản Sao Ta vẫn kiên định cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thay vì giảm giá để giữ thị phần.
Với chiến lược phát triển bền vững, chính sách mở và nỗ lực tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao.
Nhiệt điện Ô Môn IV sẽ cố gắng khởi công vào tháng 9/2025, nhiệt điện Ô Môn III dự kiến khởi công xây dựng các hạng mục công trình chính vào tháng 6/2027 và phát điện thương mại quý II/2030.
Giá cổ phiếu OCB đang bị định giá thấp khi P/B ở mức 0,8 vào phiên cuối tuần trước, trong khi trung bình các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân là 1,2.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Vincom Retail đặt mục tiêu phát triển toàn diện, bứt phá mạnh mẽ, khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường bất động sản bán lẻ.
Với lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng – mức cao thứ hai từng ghi nhận trong quý đầu năm, Techcombank một lần nữa chứng minh năng lực thích ứng linh hoạt và sức mạnh nội tại bền vững, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Fitch Ratings lần đầu công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Theo đó, SHB được Fitch xếp hạng phát hành nợ dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ (Long-Term Issuer Default Ratings – IDRs) ở mức “BB–”, với triển vọng xếp hạng Ổn định, thuộc nhóm đầu ngành ngân hàng.
Mảng xây dựng hưởng lợi từ đầu tư công, thủy điện mang lại dòng tiền ổn định và tham vọng mới từ kính siêu trắng hứa hẹn tạo động lực tăng trưởng cho Đạt Phương.
Giá trị thương vụ không được FPT tiết lộ, chỉ biết rằng Smart Cloud Japan mới được phía FPT công bố thành lập từ cuối năm ngoái.