Tiêu điểm
Xuất nhập khẩu tháng 1 giảm tốc giữa biến động toàn cầu
Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm trong tháng đầu năm nay do nhu cầu suy yếu và biến động kinh tế toàn cầu, dù cán cân thương mại vẫn duy trì xuất siêu hơn 3 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng đầu năm nay đạt 63,15 tỷ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,03 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 33,09 tỷ USD, giảm 6,9% so với tháng trước và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực kinh tế trong nước đóng góp 9,49 tỷ USD, giảm 11,2%, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,6 tỷ USD, giảm 5%.
Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm ưu thế với 29,43 tỷ USD, tương đương 89% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảy mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch trên 1 tỷ USD chiếm 67,9% tổng giá trị xuất khẩu, bao gồm hàng điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại, máy móc, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, cùng phương tiện vận tải và phụ tùng.
Một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước như xơ, sợi dệt tăng 63%, đồ chơi và dụng cụ thể thao tăng trên 25%, hạt tiêu cũng ghi nhận mức tăng tương tự.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước và giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 19,17 tỷ USD, giảm 8,7%.
Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 52%, nguyên liệu sản xuất chiếm 42%.
Ba mặt hàng nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng kim ngạch, gồm điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị và vải.
Một số mặt hàng có mức tăng trưởng đáng chú ý so với cùng kỳ năm trước, như hạt điều, sữa, dầu mỡ động thực vật và ô tô nguyên chiếc, đều tăng trên 17%.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đầu năm nay với kim ngạch đạt 9,8 tỷ USD. Còn Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất với 11,6 tỷ USD.
Xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất siêu sang EU đạt 2,7 tỷ USD, giảm 18%. Xuất siêu sang Nhật Bản tăng 16,4% lên 0,3 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập siêu 5,8 tỷ USD từ Trung Quốc, giảm 19,6%, nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 2,8% lên 1,9 tỷ USD, và nhập siêu từ ASEAN tăng mạnh 241,3% lên 1,2 tỷ USD.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, năm 2025 đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu trên 10-12% so với năm trước, với cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu trên 20 tỷ USD.
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các bộ, ngành theo dõi sát tình hình thế giới, đặc biệt là chính sách của các nền kinh tế lớn. Rủi ro từ các đối tác thương mại như Mỹ và Trung Quốc đòi hỏi dự báo chính xác để xây dựng kịch bản ứng phó.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cảnh báo về nguy cơ "cuộc chiến thuế quan mới" do chính sách khó đoán của Mỹ. Mỹ đã công bố áp thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, thêm 10% với Trung Quốc từ ngày 4/2, sau đó tạm dừng thuế với Mexico và Canada. Bắc Kinh lập tức đáp trả, làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục gặp thách thức do xung đột leo thang, tốc độ phục hồi chậm. Một số nền kinh tế lớn đã giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường nào sẽ giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2025 bứt phá?
Dự báo thị trường lúa gạo Việt Nam năm 2025
Thị trường lúa gạo Việt Nam 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã có khởi sắc, dự báo một năm 2025 có thể tiếp tục phát triển.
Làm sao để xuất khẩu thủy sản bứt phá giới hạn
Suốt nhiều năm, xuất khẩu thủy sản chỉ cầm chừng 8 – 10 tỷ USD mỗi năm, thiếu vắng động lực tăng trưởng mới để đạt mục tiêu chiến lược đến 2030.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 65 tỷ USD trong năm tới
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,4 – 3,5% trong năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64 – 65 tỷ USD.
Định hướng của Chính phủ nhằm tăng GDP từ 8% trong năm 2025
Nhằm hướng tới GDP tăng 8% trở lên trong năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế, tăng tín dụng 16%, điện năng 13%, đẩy mạnh đầu tư công từ đầu năm.
Đào tạo nhân tài cho kỷ nguyên số
Lãnh đạo trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tin rằng giáo dục là chìa khóa để mở ra tương lai cho kỷ nguyên số bền vững, thịnh vượng.
Ngành sản xuất khởi đầu năm mới chậm chạp
Nhu cầu yếu đã dẫn đến lượng đơn hàng mới và sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm, kéo theo cắt giảm việc làm nhiều hơn.
EVN và Petrovietnam được giao làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao EVN và PetroVietnam làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo minh bạch và hợp tác quốc tế.
Hà Nội xử lý hơn 700 dự án chậm tiến độ
TP. Hà Nội lên ba phương án giải quyết dứt điểm 712 dự án chậm tiến độ triển khai nhằm sớm đưa đất vào sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
"Chú chó nhìn thấy gì": Bài học về sự thay đổi góc nhìn
Tác phẩm "Chú chó nhìn thấy gì" của Malcolm Gladwell khám phá những góc nhìn bất ngờ về quản trị, phơi bày những quy luật ngầm và sự thật bị bỏ quên.
Dự báo thị trường lúa gạo Việt Nam năm 2025
Thị trường lúa gạo Việt Nam 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã có khởi sắc, dự báo một năm 2025 có thể tiếp tục phát triển.
Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
Cách Hà Nội khoảng 1 giờ lái xe, khách sạn Legend Valley là điểm đến hoàn hảo cho những kế hoạch vui chơi, nghỉ dưỡng và tổ chức sự kiện cuối tuần với hệ thống phòng và tiện ích đẳng cấp cùng loạt hoạt động ngoài trời phong phú, hấp dẫn.
Ảnh hưởng của DeepSeek đến các công ty công nghệ trên thế giới
Sự xuất hiện của DeepSeek đã khiến các công ty công nghệ nhận ra tầm quan trọng của AI trong cuộc đua phát triển công nghệ trên thế giới.
Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh bơm thanh khoản
Liên tiếp ở các phiên giao dịch trước và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã bơm hàng trăm nghìn tỷ đồng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
5 chủ nhân giải VinFuture được vinh danh tại giải Nữ hoàng Elizabeth 2025
Các chủ nhân giải thưởng chính VinFuture 2024 vừa được được vinh danh tại giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về kỹ thuật 2025 danh giá vì những phát minh kiến tạo nên công nghệ học máy hiện đại.
Tổng giám đốc NextPay: Chọn hạ tầng hay con người?
Kinh tế số vốn ưu tiên yếu tố hạ tầng công nghệ, tự động hóa. Vậy vai trò của con người sẽ ở đâu trong nền kinh tế mới này?