Làm sao để xuất khẩu thủy sản bứt phá giới hạn

Kiều Mai Chủ nhật, 29/12/2024 - 09:16

Suốt nhiều năm, xuất khẩu thủy sản chỉ cầm chừng 8 – 10 tỷ USD mỗi năm, thiếu vắng động lực tăng trưởng mới để đạt mục tiêu chiến lược đến 2030.

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn, từ tác động của lạm phát, chi phí sản xuất gia tăng tới nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu khan hiếm, cạnh tranh quốc tế cũng như biến đổi khí hậu.

Dù có nhiều nỗ lực, đạt được kết quả xuất khẩu thủy sản ấn tượng trong năm nay, ngành thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh toàn cầu thay đổi nhanh chóng và bất định.

Trong đó, một vấn đề nổi bật mà ngành thủy sản cần xem xét là trong suốt khoảng thời gian 5 – 6 năm qua, trừ năm 2022, giá trị xuất khẩu chỉ cầm chừng ở mức 8 – 10 tỷ USD mỗi năm.

Trong khi đó, mục tiêu xuất khẩu thủy sản mong muốn theo chiến lược phát triển ngành đến 2030 là 14 – 16 tỷ USD, đồng nghĩa với việc ngành phải giữ được tốc độ tăng trưởng 10 – 15% trong thời gian tới. 

Phân tích này được Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hoài Nam đưa ra tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chiều ngày 27/12.

Con số tăng trưởng trên càng trở nên thách thức hơn trong bối cảnh dự báo tăng trưởng tiêu thụ thủy sản toàn cầu chỉ đạt mức 5 – 6%.

“Cảm giác là xuất khẩu thủy sản cần có động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh thế giới quá nhiều bất định, thay đổi nhanh trong kỷ nguyên số”, ông Nam bày tỏ. 

Theo ông, để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản không chỉ cố gắng giữ vững thị phần, tăng hàm lượng chế biến giá trị gia tăng, mà còn cần nghiên cứu để có một mô hình tăng trưởng mới phù hợp.

Ngành thủy sản cần động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh nhiều thách thức. Ảnh: Hoàng Anh

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

Từ góc nhìn của hiệp hội, ông Nam nhấn mạnh, tạo động lực cho nông – ngư dân nuôi trồng và khai thác là vấn đề cốt lõi.

Nguyên nhân là bởi nguyên liệu cho xuất khẩu và tiêu dùng là vấn đề sống còn và là tiền đề cho tăng trưởng. Nông – ngư dân là lực lượng lớn tham gia trong ngành nhưng không ít trong số đó vẫn còn khó khăn, còn nhiều bất cập.

Ông Nam băn khoăn, vấn đề trước hết đặt ra là làm sao để ngư dân bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật, bao gồm cả IUU, có động lực để tăng cường khai thác biển, tái đầu tư để vươn khơi xa, ngư dân được khai thác và tiêu thụ nguyên liệu bình thường. 

Để giải quyết vấn đề này, đại diện VASEP đề xuất thành lập chợ đấu giá để bán được giá tốt nhất cho ngư dân và tập trung được dữ liệu; cần soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến vùng khai thác, các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài – đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng và các loài di cư.

Đại diện VASEP cũng khuyến nghị xem xét khơi thông xuất khẩu con ruốc, loại thuỷ sản không cần giấy xác nhận nguyên nhiệu, giấy chứng nhận thủy sản khai thác sang thị trường EU vì khai thác ruốc chỉ dùng thuyền thúng và gần bờ, tạo thuận lợi cho đời sống ngư dân.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có chiến lược xây dựng mô hình các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về khai thác biển để hợp tác khai thác với các quốc gia có biển, không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo động lực mới cho ngư dân khai thác biển, cho nguồn nguyên liệu dồi dào bền vững hơn.

Vấn đề tiếp theo cần giải quyết là làm sao để nông dân, người nuôi trồng thủy sảncó động lực mới để đầu tư và tăng cường các hoạt động nuôi trồng cả trên đất liền và trên biển.

Giải phápcó thể nghĩ tới là rà soát các quy định pháp luật để người dân nuôi trồng có thể thế chấp, có thể vay vốn ngân hàng một cách bình thường; cấp giấy phép mặt nước cho người dân như dạng “sổ đỏ” để người dân có thể vay vốn từ các quỹ hoặc ngân hàng.

Không chỉ vậy, các tỉnh cần ưu tiên sử dụng các quỹ đất, mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm cả diện tích mới và diện tích hết hạn thuê, thay vì chỉ tập trung cho du lịch, phát triển đô thị.

Về phía cơ quan quản lý, đại diện VASEP khuyến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu, gói tín dụng dành cho lâm – thủy sản như đã triển khai hiệu quả hai năm qua; đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ chia sẻ rủi ro với nhà nông khi kinh nghiệm bão số 3 vừa qua cho thấy rõ nhu cầu này.

Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số và có quy chế ràng buộc các chủ thể tham gia ngành thuỷ sản phải quan tâm và có giải pháp kiểm soát, hạn chế và trung hoà phát thải để ngành phát triển ổn định và bền vững.

Ngoài các giải pháp tạo động lực cho nông – ngư dân, ông Nam cho rằng cũng cần tạo động lực cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. 

Theo đó, ông khuyến nghị cần tập trung các hoạt động ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương và xúc tiến thương mại có mục tiêu tại các thị trường quan trọng để khơi thông lợi thế cho thủy sản Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Tiêu điểm -  2 tháng

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.

Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn

Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn

Doanh nghiệp -  2 tháng

Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.

Ngành thủy sản trước cơ hội gỡ thẻ vàng IUU

Ngành thủy sản trước cơ hội gỡ thẻ vàng IUU

Tiêu điểm -  3 tháng

Doanh nghiệp ngành thủy sản nếu đạt được kết quả tích cực trong đợt thanh tra này sẽ bảo vệ được thị trường EU và mở rộng xuất khẩu hơn nữa.

Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao

Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao

Tiêu điểm -  3 giờ

Việt Nam mong muốn tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…

Vì sao chọn Đà Nẵng và TP.HCM để xây dựng trung tâm tài chính?

Vì sao chọn Đà Nẵng và TP.HCM để xây dựng trung tâm tài chính?

Tiêu điểm -  1 ngày

Trung tâm tài chính ở TP.HCM và Đà Nẵng đều có những điều kiện riêng đảm bảo năng lực cạnh tranh mạnh mẽ so với các trung tâm khác trên thế giới.

Người Việt chi bao nhiêu tiền đi du lịch Tết?

Người Việt chi bao nhiêu tiền đi du lịch Tết?

Tiêu điểm -  2 ngày

Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại Việt Nam và là một trong hai mùa du lịch mà thị trường khách nội địa sôi động nhất.

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Czech

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Czech

Tiêu điểm -  3 ngày

Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Czech.

Technopark tìm về Quảng Ngãi

Technopark tìm về Quảng Ngãi

Tiêu điểm -  4 ngày

Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.

Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao

Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao

Tiêu điểm -  3 giờ

Việt Nam mong muốn tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…

Nhóm lĩnh vực, doanh nghiệp hưởng lợi nhất trong 2025

Nhóm lĩnh vực, doanh nghiệp hưởng lợi nhất trong 2025

Doanh nghiệp -  4 giờ

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng phân tích cổ phiếu MBS nhìn nhận, năm 2025 hứa hẹn nhiều biến động cho nền kinh tế Việt Nam, với nhiều yếu tố sẽ định hình tương lai doanh nghiệp.

Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh

Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh

Leader talk -  4 giờ

Trong kỷ nguyên thông minh, Việt Nam chọn khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, chuyển đổi số làm động lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.

Vinhomes lãi hơn 35.000 tỷ đồng

Vinhomes lãi hơn 35.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Vinhomes đang tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với tầm nhìn chiến lược và cam kết kiên định về chất lượng và đổi mới.

Vincom Retail lãi ròng hơn 4.000 tỷ đồng

Vincom Retail lãi ròng hơn 4.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Song song với việc mở rộng quy mô, Vincom Retail tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trung tâm thương mại hiện hữu.

Bất động sản nhà ở 2025 tiếp tục tăng giá

Bất động sản nhà ở 2025 tiếp tục tăng giá

Bất động sản -  9 giờ

Chung cư, biệt thự, liền kề, đất nền được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2025 do quỹ đất khan hiếm, chi phí đầu tư, đất đai tăng mạnh.

Thêm 422 biệt thự, nhà phố ở Aqua City được mua bán

Thêm 422 biệt thự, nhà phố ở Aqua City được mua bán

Bất động sản -  12 giờ

422 căn biệt thư, nhà phố thuộc khu đô thị Aqua City của Novaland vừa được xác nhận đủ điều kiện mua bán.