Tiêu điểm
Yêu cầu mở thủ tục phá sản: Đòn hiểm từ chủ nợ
Theo Luật Phá sản, các quy định về mở thủ tục phá sản được ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của chủ nợ và không quan trọng người yêu cầu là chủ nợ lớn hay nhỏ.
Ngày 9/10, Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai có quyết định mở thủ tục phá sản với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai sau khi xem xét đơn yêu cầu của Công ty Cổ phần Lilama 45.3 về khoản nợ theo hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công công trình Thủy điện Đăk Pô Cô.
Sau đó, ông Nguyễn Tường Cọt, Tổng giám đốc Tập đoàn Đức Long Gia Lai, có đơn gửi đến TAND tỉnh Gia Lai và TAND cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản nói trên.
Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho rằng TAND tỉnh Gia Lai ra quyết định yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp này là chưa phù hợp. Cụ thể, Tập đoàn Đức Long Gia Lai có tổng tài sản gần 6.000 tỷ đồng, nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng, ngân hàng.
Số nợ của Công ty Lilama 45.3 là rất nhỏ so với tổng tài sản (chiếm 0,3%) của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, hoàn toàn nằm trong khản năng thanh toán của công ty. Do đó công ty không thuộc đối tượng phải áp dụng Luật Phá sản.
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tổng quát của Tập đoàn Đức Long Gia Lai đều trong giới hạn cho phép. Tập đoàn Đức Long Gia Lai hoàn toàn không mất khả năng thanh toán, không lâm vào tình trạng phá sản, trường hợp tòa án phải ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho rằng việc gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhằm mục đích tạo áp lực, gây mất uy tín, làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm, đời sống người lao động.
Về khoản nợ của Lilama 45.3, Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho biết đã thiện chí, đang thực hiện trả nợ dần cho Công ty CP Lilama 45.3 theo quyết định thi hành án. Tuy nhiên hai bên chưa thống nhất được lộ trình thanh toán.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lương Huy Hà, Giám đốc công ty luật TNHH LawKey – Đoàn luật sư Hà Nội cho biết các trình tự của Lilama 45.3 hoàn toàn đúng pháp luật.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định người có quyền yêu cầu làm đơn yêu cầu thủ tục phá sản gửi tới Tòa án nhân dân nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán quá 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán mà không cần biết doanh nghiệp, hợp tác còn hoặc không còn tài sản để thanh toán.
Vì vậy, Tập đoàn Đức Long Gia Lai bị Lilama 45.3 yêu cầu phá sản là do đã chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán là phù hợp với quy định pháp luật.
“Cần lưu ý pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán”, luật sư Lương Huy Hà cho biết.
Về ý kiến của lãnh đạo Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho rằng số nợ của Lilama 45.3 là rất nhỏ so với tổng tài sản của công ty. Theo Luật Phá sản, các quy định về mở thủ tục phá sản được ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của chủ nợ và không quan trọng người yêu cầu là chủ nợ lớn hay nhỏ.
Vì vậy, theo ông Hà, công ty Lilama 45.3 yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Tập đoàn Đức Long Gia Lai là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Có thể thấy, quy định về việc yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp theo Luật Phá sản hiện nay khá "thoáng", trong khi những tranh chấp này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp, một phần vì pháp luật ưu tiên bảo hộ quyền lợi của những người đòi nợ.
Theo luật sư Hà, để tránh rơi vào tình trạng trên cách tốt nhất là doanh nghiệp đang nợ nên chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình và tham gia việc thương lượng, đàm phán với chủ nợ.
Luật Phá sản 2014 có quy định tạo điều kiện về việc các bên đàm phán giải quyết vấn đề thanh toán nợ, không phải mặc nhiên nộp đơn yêu cầu phá sản là Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành mở thủ tục phá sản. Điều này được thể hiện tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 và khoản 3 Điều 42 Luật Phá sản.
Cụ thể, điều 37 cho phép thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
“Mặt khác, với điều 42 quy định trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán”, ông Hà cho biết.
Tuy nhiên, thực tế cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp gửi yêu cầu làm thủ tục phá sản hướng đến các mục tiêu khác, bên cạnh việc đòi nợ.
Đầu tháng 7/2023, Công ty Cổ phần Ricons nộp đơn lên tòa án Nhân dân TP.HCM yêu cầu mở thủ tục phá sản với Công ty Xây dựng Coteccons để thu hồi công nợ. Theo đó, tổng giá trị công nợ Ricons đề nghị Coteccons phải trả sau khi cấn trừ công nợ hai bên là hơn 100 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Ricons nộp đơn yêu cầu phá sản Coteccons trong bối cảnh hai bên đang là đối thủ cạnh tranh nhau một gói thầu quan trọng tại Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành có giá trị hơn 35.000 tỷ đồng.
Tòa án Nhân dân TP.HCM sau đó đã bác đơn của Ricons. Mặc dù vậy, Coteccons đã thất bại trong gói thầu tại sân bay Long Thành, còn liên danh Vietur với Ricons là thành viên là bên chiến thắng.
Đầu năm 2018, Công ty Công nghiệp Tân Tạo (Tân Tạo) đã bị TAND TP.HCM công bố quyết định mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của Công ty TNHH thương mại dịch vụ xây dựng Quốc Linh (Công ty Quốc Linh).
Đầu năm 2023, bà Phan Thị Hiệp, Tổng giám đốc Tân Tạo, đã phản đối quyết định mở thủ tục phá sản này vì cho rằng bất hợp lý. Bởi lẽ yêu cầu này dựa trên các bản án sơ thẩm của TAND huyện Đức Hòa (Long An); bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Long An.
Lãnh đạo của Tân Tạo còn cho rằng hồ sơ vụ án có nhiều tài liệu chưa đúng, đồng thời khẳng định: "Tân Tạo hoàn toàn không có quan hệ kinh tế, không tranh chấp với Công ty Quốc Linh".
Đức Long Gia Lai chuyển từ lãi thành lỗ sau kiểm toán
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.