Yếu tố then chốt thu hút vốn chất lượng cao từ Mỹ và châu Âu
Phạm Sơn
Thứ sáu, 30/04/2021 - 21:41
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Mỹ và châu Âu hứa hẹn sẽ đem đến cho Việt Nam những dự án chất lượng cao, có cam kết lâu dài và hướng tới sự phát triển bền vững.
Việt Nam được xem là một trong những hình mẫu về sự phát triển vượt bậc thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng, với những thành tựu "đáng nể" về tốc độ tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như thu hút vốn FDI.
Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy nghiêm trọng, dòng vốn FDI toàn cầu giảm mạnh tới 40%, Việt Nam vẫn tiếp tục trở thành điểm đến sáng giá cho các nhà đầu tư quốc tế.
Bên cạnh những yếu tố về nhân công rẻ hay những ưu đãi từ phía Chính phủ, các tập đoàn lớn trên thế giới đang ngày càng đánh giá cao Việt Nam nhờ vào nỗ lực ký kết các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, cải thiện môi trường kinh doanh cùng với khả năng đảm bảo ổn định về mặt chính trị, vĩ mô, kể cả trong thời kỳ biến động.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện đang có 136 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt trên 400 tỷ USD, cao hơn cả mức GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nền kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore… hiếm có sự xuất hiện của những nhà đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu.
Thực trạng này đã được nhận diện và chỉ ra nguyên nhân bởi Chính phủ cũng như nhiều chuyên gia. Trước làn sóng FDI lần thứ 4 do cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng, dòng vốn từ châu Âu và Mỹ hứa hẹn sẽ tăng trưởng một cách tích cực.
Bình luận về tiềm năng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai bên.
Đại diện EuroCham khẳng định, nguồn vốn FDI từ châu Âu sẽ là nguồn vốn có chất lượng cao, tiên tiến, hướng tới thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp EU cũng sẽ tập trung vào phương thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) về cơ sở hạ tầng.
Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch EuroCham. Ảnh: VnEconomy.
Đối với thị trường Việt Nam, yếu tố môi trường kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực được các doanh nghiệp châu Âu chú trọng hơn so với lợi thế về nhân công giá rẻ khi đưa ra quyết định đầu tư. “Về nhân lực, chúng tôi sử dụng công nghệ cao, công nghiệp hóa cao nên chúng tôi không nhắm tới nguồn nhân lực giá rẻ, mà những địa phương đáp ứng được nhu cầu nhân lực chất lượng sẽ là nơi chúng tôi tìm đến”, ông Minh cho biết.
Bên cạnh các trung tâm lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng cũng đang có những bước phát triển vượt bậc, cải thiện hiệu quả các chỉ số đầu tư, hứa hẹn trở thành nơi xây tổ cho những đại bàng EU.
Đối với nhà đầu tư đến từ Mỹ, ông John Rockhold, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, mục tiêu phi các bon hóa đang là lĩnh vực rất tiềm năng cho sự hợp tác giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng là lĩnh vực được doanh nghiệp Mỹ quan tâm và “mong muốn hỗ trợ các đối tác Việt Nam".
Các ưu đãi trực tiếp về thuế, phí, tiền thuê đất cũng như nhân công giá rẻ không còn là yếu tố được các nhà đầu tư Mỹ tìm kiếm. Theo ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc khu vực Hội đồng kinh tế Mỹ - ASEAN, động cơ đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ đến từ tiềm năng tăng trưởng, dân số và sức mua của thị trường, cũng là những mặt lợi thế của Việt Nam.
Cùng với đó, một sân chơi công bằng, lành mạnh cho doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư chất lượng cao.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.