Công ty chứng khoán không được thực hiện xác nhận chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ thuộc trường hợp phải đăng ký, lưu ký tập trung tại VSD và đăng ký giao dịch tại HNX.
Tại Việt Nam hiện nay, công việc chính của hầu hết các văn phòng luật sở hữu trí tuệ là hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, sáng chế... Trong khi đó, tại thị trường nước ngoài, tư vấn chiến chiến lược về quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp đã trở thành một cấu phần kinh doanh không thể thiếu của nhiều văn phòng luật.
Doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu sáng chế ngày càng nhiều. Tuy nhiên, khả năng xử lý đơn của bộ đang chậm, số đơn đăng ký đang tồn đọng rất nhiều, tình trạng này dự kiến đến năm 2025 -2026 mới giải quyết được, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ nhận định.
Cách đây vài tháng, ông Dương Thành Long - một người khởi nghiệp ở tuổi xế chiều với cà phê muối đã thu hút nhiều quan tâm từ cộng đồng. Từ xe cà phê muối đầu tiên bên lề đường Cộng Hòa (TP.HCM), ông đã xây dựng cho mình hàng loạt điểm bán với hệ nhận diện là “cà phê muối Chú Long”.
Nhằm tuân thủ các Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP, Luật sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi lần thứ 3 và có hiệu lực từ 1/1/2023 (“Luật SHTT 2022”). Luật SHTT 2022 có nhiệm vụ bảo hộ quyền độc quyền khai thác đối với sáng tạo kỹ thuật (như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng) và độc quyền sử dụng đối với chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm (như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý).
Những kết quả đạt được sau 2 năm triển khai dự án “Nâng cao năng lực xử lý đơn sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ” được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn cho các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty Nhật Bản đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam.
Trong năm 2022, lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp được cấp tăng 12,6%, thể hiện sự cải thiện cả về chất và về lượng của hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước.
Năm 2021 ghi nhận số lượng hồ sơ đăng ký sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trên thế giới cao kỉ lục. Trong đó, số đơn đăng ký sáng chế đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm một tỷ lệ tương đối lớn.
Đăng ký quyền nhãn hiệu kịp thời là điều “phải làm” khi thành lập một doanh nghiệp mới. Gorjan Jovanovski - một doanh nhân trẻ đến từ Bắc Macedonia - đã buộc phải đổi tên thương hiệu của công ty mình khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kịp thời.
Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam vừa tuyên bố ngăn chặn thành công một doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu ST24, ST25 tại Úc. Đồng thời, doanh nghiệp của ông Hồ Quang Cua – cha đẻ của giống gạo ngon nhất thế giới đã chính thức được bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường này.
Có một điều khá rõ ràng là trong pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT), nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp là hai khái niệm tách biệt. Tuy vậy, trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ song hành cả nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho cùng một đối tượng của sản phẩm.
Khi muốn đăng ký bảo hộ quốc tế về sáng chế và nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ sử dụng Hệ thống PCT và Hệ thống Madrid. Vậy, khi muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế, doanh nghiệp có thể thông qua những thủ tục nào? Và quyền tác giả liệu có hiệu lực quốc tế?
Khi muốn xuất khẩu hay kinh doanh ở nước ngoài, doanh nghiệp thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu ở các nước xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba cách chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước khác.