Năm 2021 ghi nhận số lượng hồ sơ đăng ký sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trên thế giới cao kỉ lục. Trong đó, số đơn đăng ký sáng chế đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm một tỷ lệ tương đối lớn.
Có một ý tưởng kinh doanh đầy cảm hứng là một chuyện, nhưng hành động để biến ý tưởng đó thành hiện thực lại là một câu chuyện khác. Vào năm 2021, số hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ (IP) trên thế giới đã tăng cao kỷ lục, đặc biệt là đối với bằng sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
Bất chấp tác động của COVID-19 đối với những nền kinh tế trên thế giới, hoạt động đổi mới sáng tạo vẫn diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cho biết trong năm 2021, số lượng đơn đăng ký sáng chế trên thế giới đạt 3,4 triệu đơn, đây là số đơn đăng ký sáng chế cao nhất từng được ghi nhận.
Trên toàn cầu, số đơn xin cấp bằng sáng chế đã tăng từ 1 triệu vào năm 1995 lên 2 triệu vào năm 2010 và sau đó là 3 triệu vào năm 2016.
Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương chiếm hơn 2/3 số đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu vào năm 2021. Trong đó, dẫn đầu là Trung Quốc với gần 1,6 triệu đơn. Nhật Bản có tổng số đơn cao thứ ba với hơn 289.000 đơn xin cấp bằng sáng chế, tiếp theo là Hàn Quốc với khoảng 237.000 đơn. Ngoài châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ ghi nhận con số cao thứ hai với hơn 590.000 đơn.
Những điểm nóng nộp và cấp bằng sáng chế trên thế giới
Sự tăng trưởng toàn cầu về số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế chủ yếu đến từ các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, mỗi quốc gia ghi nhận mức tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Tại Hàn Quốc, số lượng đơn đăng ký tăng 2,5%.
Số đơn đăng ký bằng sáng chế của các quốc gia Châu Á chiếm 67,6% số đơn đăng ký toàn cầu trong năm 2021.
Những nền kinh tế châu Á với tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã có sự tăng trưởng đáng kể về tỷ lệ đơn đăng ký bằng sáng chế trong thập kỷ qua, tăng từ 54,6% năm 2011 lên 67,5% vào năm 2021.
Do đó, tỷ lệ đơn đăng ký của nhiều khu vực khác đã giảm xuống. Cụ thể, Bắc Mỹ giảm từ 1/4 tổng số đơn đăng ký vào năm 2011 xuống còn 18,5% vào năm 2021. Tương tự, số lượng đơn đăng ký sáng chế ở Châu Âu giảm từ 15,5% xuống 10,5%.
Kết quả, với sự gia tăng số lượng đơn đăng ký trên toàn thế giới, số lượng bằng sáng chế được cấp năm 2021 là 1,7 triệu bằng, tăng trung bình 10%/năm - mức cao nhất trong một thập kỷ.
Một lần nữa, châu Á lại có tỷ lệ bằng sáng chế được cấp năm 2021 cao nhất với gần 64% tổng số bằng sáng chế trên toàn thế giới. Khu vực này là nơi có ba trong số năm cơ quan cấp bằng sáng chế hàng đầu: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc chiếm 39,6% số bằng sáng chế được cấp trên toàn thế giới, tiếp theo là Bắc Mỹ (19,9%) và Châu Âu (11,8%).
Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau đại dịch, những hình thức nộp đơn sở hữu trí tuệ khác phát triển nhanh hơn so với bằng sáng chế. Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng 5,5% và đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng 9,2% trong năm 2021.
Hầu hết những đơn đăng ký sở hữu trí tuệ trong năm vừa qua tập trung vào các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như số hóa và công nghệ thông minh, giúp tạo ra cơ hội mới và thị trường mới cho nền kinh tế.
Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy cải cách và thực thi luật sở hữu trí tuệ. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, hoạt động này còn chậm chạp và có nhiều thiếu sót. Vậy, liệu vụ kiện giữa chú sói Wolfoo của Việt Nam và lợn Peppa Pig của Anh gần đây có góp phần làm thay đổi điều đó?
Bao năm qua, hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận và làm đau đầu các nhà quản lý. Bên cạnh công tác quản lý, xử lý của các nhà chức trách, các doanh nghiệp, nhà phân phối cần bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua hoạt động sở hữu trí tuệ.
Năm 1950, Hàn Quốc là một trong nhưng nước nghèo nhất thế giới. Và sau 72 năm, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có GDP cao thứ 4 châu Á và cao thứ 10 trên thế giới. Nhiều yếu tố đã đóng góp vào sự thành công của Hàn Quốc, và sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong số đó.
Có nhu cầu lớn và đa dạng đối với những sản phẩm lợi thế của Việt Nam, châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng để có thể thâm nhập hiệu quả vào thị trường châu Phi là quản lý tài sản trí tuệ.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.