Sở hữu trí tuệ

‘Cà phê muối chú Long’ và câu chuyện đăng ký nhãn hiệu

Nguyễn Thái Hải Lâm (*) Thứ năm, 25/05/2023 - 09:24

Cách đây vài tháng, ông Dương Thành Long - một người khởi nghiệp ở tuổi xế chiều với cà phê muối đã thu hút nhiều quan tâm từ cộng đồng. Từ xe cà phê muối đầu tiên bên lề đường Cộng Hòa (TP.HCM), ông đã xây dựng cho mình hàng loạt điểm bán với hệ nhận diện là “cà phê muối Chú Long”.

Vừa nổi lên gần đây, "Cà phê muối chú Long" đã bị nhiều cửa hiệu bắt chước (Ảnh: caphemuoichulong.com)

Hệ nhận diện này nhanh chóng được nhiều người đón nhận và lan truyền trên mạng xã hội. Thành quả ban đầu của “Cà phê muối chú Long” làm một số người nảy sinh ý định sử dụng hệ nhận diện này để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Gần đây, một đoạn clip trên mạng xã hội TikTok cho thấy, ông Long phải xuống Đồng Tháp và đề nghị chủ một xe cà phê không sử dụng nhãn hiệu  “chú Long” cũng như các chỉ dẫn thương mại có liên quan vì có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. 

Chưa biết lời đề nghị này có được chấp nhận hay không nhưng cũng cho thấy việc bảo vệ các chỉ dẫn thương mại nói chung, xác lập quyền đối với nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh nói riêng là vô cùng quan trọng.

Đăng ký nhãn hiệu chỉ là bước đầu của quá trình bảo hộ nhãn hiệu

Trừ nhãn hiệu nổi tiếng có cơ chế bảo hộ riêng, quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu phát sinh trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước theo thủ tục đăng ký (Điều 6.3a Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). Điều đó nghĩa là, một nhãn hiệu muốn được bảo hộ của pháp luật phải nộp đơn đăng ký, trải qua quá trình thẩm định và được Cơ quan Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ khi đủ điều kiện.

Kể từ khi được cấp văn bằng bảo hộ thì một tổ chức, cá nhân được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu và thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép, trong đó có việc ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi xâm phạm quyền. Như vậy, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ là bước đầu tiên của quá trình xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.

Theo thông tin từ phần bình luận trong clip nêu trên, tài khoản “Cà phê muối chú Long” – được cho là của ông Long cho biết đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào tháng 3/2023. Chưa rõ nhãn hiệu cụ thể mà ông Long đăng ký là gì nhưng với quy trình hiện nay, thời hạn để được cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đủ điều kiện là khoảng 12 tháng, kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Trên thực tế, thời hạn này có thể kéo dài lên tới 18 tháng hoặc lâu hơn vì nhiều lý do khác nhau.

Như đã phân tích, việc nộp đơn đăng ký chỉ là bước khởi đầu để một nhãn hiệu được bảo hộ. Trong trường hợp ông Long mới nộp đơn đăng ký vào tháng 3/2023 như đã nêu thì nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ và điều đó đồng nghĩa, quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chưa phát sinh. Vì vậy, để buộc chủ thể khác chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu khi chưa có văn bằng bảo hộ là không dễ thực hiện.

Nên đăng ký nhãn hiệu khi nào?

Với quy định bảo hộ dựa trên quyết định cấp văn bằng của cơ quan nhà nước, cũng như thời hạn thẩm định kéo dài nhiều tháng, một nhãn hiệu cần được đăng ký càng sớm càng tốt. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm còn nhằm phù hợp với nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Với nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, hiểu nôm na là trong số các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng, tương tự nhau hoặc có thể gây nhầm lẫn với nhau mà cùng đủ điều kiện bảo hộ thì người nào nộp đơn đăng ký trước sẽ được cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu của người nộp đơn đăng ký sau trong trường hợp này sẽ bị từ chối.

Trên thực tế, phần lớn thương nhân đăng ký nhãn hiệu sau khi đã sử dụng nhãn hiệu trước đó, thậm chí có chút uy tín thì mới nghĩ đến chuyện đăng ký nhãn hiệu. Như trường hợp “Cà phê muối chú Long”, dù đã sớm nghĩ đến chuyện đăng ký nhãn hiệu nhưng chỉ thực hiện sau khi đã thu hút được một lượng khách hàng nhất định. Trong thời gian thẩm định, quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chưa phát sinh. Do vậy, có một “khoảng trống” nhất định về mặt thời gian để thương nhân bảo vệ nhãn hiệu của mình.

Để san bằng hay rút ngắn khoảng trống này, thương nhân nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, lý tưởng nhất là khi đã “chốt” được nhãn hiệu sẽ sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

Khi nhãn hiệu đã tạo dựng được uy tín nhất định với người tiêu dùng thì cũng có thể là thời điểm người khác phát sinh động cơ xâm phạm quyền. Khi động cơ này chuyển thành hành động, thương nhân có thể sử dụng văn bằng bảo hộ đã được cấp để bảo vệ nhãn hiệu của mình.

Trong trường hợp thương nhân chưa được cấp văn bằng bảo hộ, việc đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cũng tạo ưu thế nhất định để thương lượng với bên có hành vi sử dụng nhãn hiệu, bằng cách đề nghị hợp tác cùng phát triển hoặc phải chấm dứt hành vi sau khi văn bằng được cấp. Bên cạnh đó, thương nhân cũng có thể sử dụng thông tin đăng ký nhãn hiệu trong hoạt động truyền thông để người tiêu dùng nhận diện trong thời gian chờ văn bằng bảo hộ được cấp.

Nhìn chung, để tránh rơi vào các tình huống phức tạp, yên tâm trong hoạt động kinh doanh, thương nhân nên chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Song song với quá trình này, thương nhân nên cân nhắc xem xét bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác có thủ tục đơn giản và thời gian đăng ký ngắn hơn.

Ngoài các chiến lược về mặt pháp lý, thương nhân có thể kết hợp các giải pháp về truyền thông, biện pháp quản trị để bồi tụ giá trị của nhãn hiệu. Qua đó, thương nhân vừa bảo vệ được nhãn hiệu, đồng thời cũng tạo được sợi dây liên kết giữa người tiêu dùng với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu để đóng góp vào hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung.

(*) Luật sư cộng tác tại Văn phòng Luật sư NGUYỄN & TRẦN.

Tesla gia hạn nhãn hiệu Cyberquad cho dòng xe điện địa hình

Tesla gia hạn nhãn hiệu Cyberquad cho dòng xe điện địa hình

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vào năm 2019, khi công bố dòng xe bán tải Cybertruck, tỷ phú Elon Musk đã công bố thêm dòng Cyberquad - dòng xe địa hình (ATV) chạy bằng điện của hãng. Tuy nhiên, sau 4 năm, dòng xe này vẫn chưa được Tesla mở bán chính thức.

Katy Perry thua trong cuộc chiến nhãn hiệu với nhà thiết kế thời trang Úc

Katy Perry thua trong cuộc chiến nhãn hiệu với nhà thiết kế thời trang Úc

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Một tòa án Úc vừa phán quyết rằng siêu sao nhạc pop Katy Perry đã vi phạm nhãn hiệu ‘Katie Perry’ của một nhà thiết kế thời trang có trụ sở tại Sydney.

OpenAI vẫn chưa thành công đăng ký nhãn hiệu 'GPT'

OpenAI vẫn chưa thành công đăng ký nhãn hiệu 'GPT'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Sau khi ChatGPT ra mắt, nhiều AI đã ra đời với cái tên na ná: ThreatGPT, MedicalGPT, DateGPT và DirtyGPT… Đặc biệt, gần đây, Elon Musk cũng cho ra đời một chatbot mang tên …TruthGPT. Vì vậy, việc công ty khởi nghiệp OpenAI muốn đẩy nhanh tiến trình bảo vệ nhãn hiệu của mình thời gian gần đây là điều vô cùng dễ hiểu.

Đăng ký nhãn hiệu: Phương pháp bảo vệ hữu hiệu nhất cho logo của doanh nghiệp

Đăng ký nhãn hiệu: Phương pháp bảo vệ hữu hiệu nhất cho logo của doanh nghiệp

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Ngày nay, khi bắt đầu kinh doanh, ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt, các chủ doanh nghiệp thường cố gắng tạo ra một logo bắt mắt, phù hợp với thông điệp của doanh nghiệp mình để in lên biển hiệu, đăng lên những bài quảng cáo trên website... sao cho hình ảnh của doanh nghiệp ghi đậm dấu ấn trong lòng khách hàng.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  19 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.