Sở hữu trí tuệ
Nâng cao năng lực thẩm định sáng chế để tăng sức hút đầu tư
Những kết quả đạt được sau 2 năm triển khai dự án “Nâng cao năng lực xử lý đơn sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ” được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn cho các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty Nhật Bản đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam.

Trong bối cảnh số lượng đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam ngày càng tăng, dự án hợp tác kỹ thuật “Nâng cao năng lực xử lý đơn sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ” giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ một cách phù hợp quyền đối với sáng chế.
Đây là dự án ODA thứ tư do JICA tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ kể từ năm 2000 đến nay. Dự án lần này được các bên phối hợp triển khai từ 2021 đến 2023, tập trung vào lĩnh vực sáng chế, cụ thể là giúp Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) xây dựng tài liệu kiểm soát chất lượng thẩm định đơn sáng chế, hoàn thiện quy chế thẩm định đơn sáng chế hiện có và bổ sung hướng dẫn thẩm định đơn sáng chế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và phần mềm máy tính.
Sau hai năm triển khai, dự án đã hỗ trợ sửa đổi, bổ sung quy chế thẩm định sáng chế và xây dựng các tài liệu về quản lý chất lượng cho hoạt động thẩm định sáng chế. Những kết quả này sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định sáng chế của Cục SHTT.
Trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cục SHTT vào tháng 7 năm ngoái, ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam từng nhận định, tốc độ xử lý đơn tại Cục SHTT đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây, nổi bật là tốc độ xử lý đơn sáng chế. Mặc dù có các khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, số lượng đơn sở hữu công nghiệp nộp vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng và chiếm vị trí cao trong so sánh với số lượng tương ứng của các nước trong khu vực ASEAN.
Bên cạnh đó, dự án hợp tác giữa Cục SHTT và JICA còn triển khai đào tạo các thẩm định viên sáng chế cũng như một số đối tượng liên quan trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, qua đó, góp phần nâng cao năng lực cho cộng đồng sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Những kết quả này được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn cho các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty Nhật Bản đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được xác định là hạng mục ưu tiên trong Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam và Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam (JVEPA).
JICA đã hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hơn hai thập kỷ qua và sẽ tiếp tục đónggóp vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.
Trong bối cảnh trên, việc tiếp tục hoàn thiện quy chế thẩm định sáng chế, quản lý chất lượng thẩm địnhsáng chế và hoạt động thẩm định nhãn hiệu là các lĩnh vực cần được xem xét quan tâm trong tương lai.
Đi trước đối thủ 2 bước nhờ bảo hiểm sở hữu trí tuệ
Phụ nữ với sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023 là: “Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo”. Đây là chủ đề nhằm tôn vinh hoạt động đổi mới sáng tạo của nữ giới, đồng thời khuyến khích phụ nữ tìm hiểu và ứng dụng hiệu quả các công cụ sở hữu trí tuệ.
Quyền thừa kế và sở hữu trí tuệ
Năm 1959, ca sĩ, nhạc sĩ Cowboy Jack thành lập một công ty sản xuất và xuất bản âm nhạc được biết đến với cái tên Clementvision. Kể từ khoảng năm 1975, ông đã biến ngôi nhà của mình ở Nashville thuộc tiểu bang Tennessee Hoa Kỳ thành một phòng thu âm, do Clementvision sở hữu và điều hành.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc: Tốt hơn nhiều người vẫn nghĩ
Năm 2021, luật sáng chế mới tại Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Với bộ luật này, Trung Quốc đang đẩy mạnh các chính sách, hoạt động chống lại các hành vi vi phạm quyền sáng chế.
Công bố 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam năm 2023
Vào tháng 1/2023, Legal 500 đã công bố danh sách 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam do tổ chức uy tín này bình chọn.
Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.