Tiêu điểm
160 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm 2021
Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành tăng đáng kể về số doanh nghiệp thành lập mới như kinh doanh bất động sản.
Tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường (gồm mới và trở lại hoạt động) trong năm 2021 đạt gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước; 119,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ.
“Việc ban hành và triển khai kịp thời Nghị quyết 128 ngày 11/10/2021 trên toàn quốc đã góp phần quan trọng trong khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp”, Tổng cục Thống kê đánh giá.

Năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.611 nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 13,4% và số vốn giảm 28%.
Tổng số lao động đăng ký trong các doanh nghiệp này là 854 nghìn lao động, giảm 18%.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm nay đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8%.
Nếu tính cả 2.524,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 43,5 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế Việt Nam trong năm nay là 4.136 nghìn tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020).
Vậy trung bình mỗi tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Theo khu vực kinh tế, năm nay có 1.999 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản thành lập mới, giảm 24,3% so với cùng kỳ năm trước; 31,2 nghìn doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, giảm 22,4%; 83,6 nghìn doanh nghiệp dịch vụ, giảm 9,2%.
Theo lĩnh vực hoạt động, chỉ có 3 ngành có số doanh nghiệp thành lập mới tăng gồm kinh doanh bất động sản (tăng 12,9%); vận tải kho bãi (tăng 8,8%); thông tin và truyền thông (tăng 3,7%).
Các lĩnh vực còn lại đều trở nên kém hấp dẫn trong năm nay khi có số doanh nghiệp thành lập mới giảm, trong đó, dẫn đầu là sản xuất phân phối, điện, nước, gas giảm 79,2% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 25,6%; nghệ thuận, vui chơi và giải trí giảm 13%...
Mặt khác, trong năm 2021, cả nước có 55 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; 48 nghìn doanh nghiệp chờ giải thể, tăng 27,8%.
Còn số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 16,7 nghìn, giảm 4%, trong đó có gần 14,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4%; còn 211 doanh nghiệp có quy mô trên 100 tỷ đồng, giảm 20,7%.
Theo đó, trung bình mỗi tháng có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 6099 doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.922 doanh nghiệp; xây dựng có 1.621 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 993 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 917 doanh nghiệp; các lĩnh vực còn lại đều có dưới 900 doanh nghiệp.
Về tốc độ giải thể, ngành sản xuất phân phối, điện, nước, gas có số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh nhất với 61,3% so với năm trước; khai khoáng theo sau khi tăng 42%.
“Đây phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài”, theo Tổng cục Thống kê.
Trong khi đó, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Môi trường kinh doanh thực sự khó khăn, đặc biệt là với doanh nghiệp trẻ và có quy mô vừa và nhỏ.
Thế hệ doanh nghiệp bứt phá trong bình thường mới
Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh", kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng
Chỉ số GDP là một chỉ số rất “thô”, thể hiện được sự tăng trưởng của nền kinh tế nhưng những cá thể trong nền kinh tế đó lại không cảm nhận được sự tăng trưởng.
GDP năm 2021 tăng 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua.
HSBC: GDP của Việt Nam có thể lấy lại mốc 6,8% trong năm 2022
Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ lấy lại mốc 6,8% chủ yếu nhờ đầu tư FDI tăng mạnh, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất.
Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6 – 6,5%
Cùng với mức lạm phát bình quân 4%, đây là nội dung chính của Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà Quốc hội vừa thông qua.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.