Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hai dự án điện gió và một dự án điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận đã được chủ đầu tư chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho nhà đầu tư khác.
Được UBND tỉnh Bình Thuận cấp chủ trương đầu tư vào tháng 7/2017, điều chỉnh vào tháng 9/2019, dự án điện gió Hồng Phong 1 (đặt tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình) có công suất 40MW, giao cho Công ty CP Điện gió Hồng Phong 1 làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Tới tháng 1/2020, dự án vẫn chưa khởi công xây dựng, đồng thời chủ đầu tư đang triển khai các thủ tục chuẩn bị liên quan. Thời điểm này, chủ đầu tư Công ty CP Điện gió Hồng Phong 1 bất ngờ đề xuất tới tỉnh vấn đề chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty CP Điện gió Hồng Phong 1 thành lập tháng 6/2017, do ông Nguyễn Đức Thái làm chủ tịch HĐQT, vốn điều lệ 500 triệu đồng. Các cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương, ông Nguyễn Đức Thái và ông Nguyễn Anh Tuấn.
Tới trước khi đề xuất chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, Điện gió Hồng Phong 1 đã xuất hiện cổ đông ngoại là Indochina wind Pte.,Ltd (Singapore) nắm giữ 51% cổ phần doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật là ông Olivier Michel Rene Duguet (đăng ký hộ khẩu thường trú tại Singapore, đồng thời chủ tịch HĐQT do Jean Francois Pierre Peron đảm nhiệm.
Chỉ 3 tháng sau khi có đề xuất tới tỉnh (thời điểm này vẫn chưa hoàn thành việc thỏa thuận hướng tuyến đường dây đấu nối cho dự án), Công ty CP Điện gió Hồng Phong 1 đã được ‘thay lõi’ toàn bộ. Theo đó, cổ đông Indochina wind Pte.,Ltd nắm 51% cổ phần và Asian Wind Power 2 HK Limited (Hong Kong, Trung Quốc) nắm giữ 48,9% cổ phần.
Được biết, Asian Wind Power 2 HK Limited cũng nằm trong trong nhóm nhà đầu tư (cùng với Công ty TNHH Tái tạo năng lượng Đông Nam Á và The Blue Circle Pte. LTd) được UBND tỉnh Bình Thuận quyết định chủ trương đầu tư (tháng 7/2020) dự án điện gió Hồng Phong 2.
Dự án điện gió Hồng Phong 2 (công suất 20MW), thực hiện tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, có tổng vốn đầu tư là 838,8 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Tiến độ đưa dự án vào hoạt động trong năm 2022. UBND tỉnh cho biết, dự án nằm trong khu vực dự trữ titan nhưng chưa được cấp thẩm quyền cho phép đầu tư.
Ở một diễn biến tương tự, năm 2020 vừa qua, Công ty CP điện mặt trời Vĩnh Hảo (chủ đầu tư dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo) đã chuyển nhượng hơn 99% cổ phần cho nhà đầu tư ngoại. Dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo được tỉnh Bình Thuận phê duyệt đầu tư vào tháng 3/2017, tại các xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tổng mức đầu tư 794 tỷ đồng.
Cụ thể, 99,4% cổ phần của Công ty CP điện mặt trời Vĩnh Hảo đã được sang tên cho Công ty CP Đầu tư năng lượng tái tạo quốc tế. Tại thời điểm hiện tại, tháng 3/2021, cơ cấu cổ đông Công ty CP Đầu tư năng lượng tái tạo quốc tế gồm: Hong Kong Nanyang Limited (294,2 tỷ đồng, tương đương 99,4%), Công ty TNHH Vận hành kinh doanh Vĩnh Tân điện lực Trung Quốc (0,54%) và Công ty TNHH Năng lượng tái tạo 2 Bình Thuận (do ông RenXin quốc tịch Trung Quốc làm tổng giám đốc).
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.