Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Các công ty lúc nào cũng có khả năng gặp rắc rối và phản ứng dữ dội của công chúng có thể trở nên cực kỳ khốc liệt dưới sự can thiệp của truyền thông xã hội.
Mặc dù mọi cuộc khủng hoảng đều khác nhau, nhưng có một số bước quan trọng mà các công ty đều phải thực hiện để tránh biến khủng hoảng thành thảm họa.
Dưới đây là các bước mà ông Rupert Younger, người sáng lập và Giám đốc Trung tâm danh tiếng doanh nghiệp thuộc Đại học Oxford khuyên các doanh nghiệp để vượt qua và khôi phục lại danh tiếng sau khủng hoảng.
1. Nhận thức vấn đề và xin lỗi
Nhận thức được vấn đề và đưa ra một lời xin lỗi nhanh chóng là điều rất quan trọng. Lời xin lỗi nên được lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra ngay lập tức và không điều kiện.
Đây là điều mà United Airlines đã không làm được khi vướng phải khủng hoảng hồi đầu năm nay. Hãng hàng không đã phải đối mặt với sự phản đối của công chúng sau khi các video được phát hành trực tuyến cho thấy một hành khách bị lôi ra khỏi chuyến bay một cách thô bạo. Hãng này đã không đưa ra lời xin lỗi một cách nhanh chóng, và khi họ làm thế, công chúng thấy không thỏa đáng.
Cụ thể, Giám đốc điều hành Oscar Munoz xin lỗi chỉ vì "phải phục vụ ... khách hàng".
Điều này đã được xem là không chân thành. Ông Munoz sau đó còn gửi email cho nhân viên và mô tả hành khách này là "phá hoại và hiếu chiến".
Điều này cho thấy Công ty đã không thực sự muốn xin lỗi, và không quan tâm đến hành khách của mình.
2. Xác định nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng
Các công ty nên làm việc này càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Trong một kịch bản lý tưởng, các doanh nghiệp nên cam kết công khai các kết quả điều tra.
Tính minh bạch, mong muốn được cởi mở và trung thực về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là chìa khóa để khôi phục lòng tin với các bên liên quan. Nó cũng có thể giúp bảo vệ chống lại các cuộc khủng hoảng khác trong tương lai.
Toyota đã mắc phải sai lầm trong năm 2009 khi hãng sản xuất ôtô không phản ứng nhanh với khiếu nại của khách hàng về việc xe của họ đột ngột tăng tốc.
Khi hãng này thu hồi lại hàng triệu chiếc xe ô tô vì vấn đề chân ga, Cục quản lý an toàn giao thông đường bộ Hoa Kỳ đã cáo buộc nhà sản xuất cố gắng rũ bỏ trách nhiệm bằng cách gửi cho khách hàng đó "thông tin không chính xác và gây hiểu nhầm".
Toyota đã mất một thời gian dài để xác định và chịu trách nhiệm về lỗi của mình.
Phản ứng chậm chạp này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho thương hiệu Toyota và làm sụt giảm doanh số bán hàng tại Nhật Bản, Bắc Mỹ và châu Âu.
3. Thực hiện các thay đổi cần thiết
Một khi nguyên nhân đã được xác định rõ ràng, các tổ chức cần phải hành động - và phải cho công chúng thấy được hành động đó - để thực hiện những thay đổi cần thiết giúp ngăn chặn những vấn đề tương tự trong tương lai.
Danh tiếng của ngành ngân hàng đã bị ảnh hưởng rất nhiều vì những phản ứng nửa vời đối với các cuộc khủng hoảng khác nhau, bao gồm việc thao túng lãi suất Libor, kinh doanh thua lỗ và khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn.
4. Luôn đánh giá phản ứng của công chúng đối với khủng hoảng
Các tổ chức cần phải hiểu rằng xây dựng lại lòng tin với công chúng sẽ mất nhiều thời gian.
Họ nên tiếp tục đánh giá các chiến lược của họ để đảm bảo họ đã hoàn toàn giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng. Doanh nghiệp cũng cần phải minh bạch trong công việc và công tác điều tra.
Về vấn đề này, công ty dầu khí BP đã làm đúng - họ đã cập nhật và báo cáo liên tục về kết quả của các biện pháp họ thực hiện kể từ vụ tràn dầu ở vịnh Mexico, điều này đã giúp công ty xây dựng lại hình ảnh của mình.
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.