4 nhóm rủi ro khi thực hiện quy hoạch điện VIII

Nguyễn Cảnh Thứ năm, 30/11/2023 - 08:00

Bộ Công thương cảnh báo quá trình thực hiện quy hoạch điện VIII tiềm tàng nhiều rủi ro ảnh hưởng tới đảm bảo cung ứng điện và an ninh năng lượng quốc gia.

Điện mặt trời mái nhà được cho là giải pháp ưu tiên để đảm bảo an ninh cung cấp điện. Ảnh: Hoàng Anh

Nút thắt cơ chế và chậm tiến độ

Từ kinh nghiệm thực hiện các quy hoạch trước cũng như xu thế phát triển điện lực trên thế giới, Bộ Công thương cảnh báo một số rủi ro có thể xuất hiện khi thực hiện tổng sơ đồ VIII. 

Nhóm rủi ro thứ nhất là cơ chế chính sách ngành điện chưa theo kịp xu thế phát triển, đặc biệt trong những vấn đề mới như cơ chế phát triển các loại hình nguồn điện lưu trữ, linh hoạt, phí truyền tải, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Cơ chế để hiện thực hóa việc xã hội hóa đầu tư lưới truyền tải còn thiếu, dẫn tới rủi ro khó triển khai; thiếu khung pháp lý lẫn cơ chế về phát triển điện gió ngoài khơi.

Rủi ro tiếp theo là hoạt động đầu tư các nguồn điện có thể gặp tình trạng chậm tiến độ đặc biệt ở các dự án nguồn điện lớn, quan trọng ưu tiên. Kèm theo đó, là các quy định về an toàn môi trường, cấp phép ngày càng chặt chẽ, phức tạp, cũng như khó khăn trong đàm phán hợp đồng PPA gắn với khả năng thu xếp vốn.

Rủi ro tiếp theo đến từ việc chậm đầu tư hạ tầng lưới điện do hạn chế về nguồn lực, cơ chế, thủ tục kéo dài, thiếu vốn của các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ chốt trong cung ứng điện. 

Bộ Công thương dự báo các dự án lưới truyền tải do tư nhân đầu tư có khả năng gặp khó trong thu hút đầu tư.

Nhóm rủi ro cuối cùng là công nghệ và vận hành, một số công nghệ năng lượng sạch chưa chắc chắn và nguy cơ mất an ninh hệ thống do tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng cao, thiếu nguồn dự phòng, hệ thống điện kém linh hoạt.

Dồn lực cho cung ứng điện

Để đảm bảo cung ứng điện từ nay tới năm 2025, sẽ cần khoảng 19.000MW nguồn điện mới, trong đó có 6.100MW nhiệt điện (than, khí), 4.300MW thủy điện, 4.400 điện gió trên bờ và khoảng 1.900MW điện nhập khẩu từ Lào.

Theo số liệu từ các địa phương, đến năm 2025 sẽ đưa vào vận hành 4 dự án nhiệt điện với tổng công suất khoảng 4.700MW gồm An Khánh Bắc Giang, Hiệp Phước giai đoạn 1, Nhơn Trạch 3,4 và Vũng Áng 2. 

Cùng với đó là vận hành 176 dự án thủy điện với gần 3.000MW và 165 dự án điện gió trên bờ với gần 14.000MW.

Nếu các dự án nguồn được thực hiện theo dự kiến nêu trên thì nguồn cung điện sẽ đáp ứng đủ. Tuy nhiên, Bộ Công thương cho rằng vẫn tiềm ẩn rủi ro chậm tiến độ, nhất là với nhiệt điện và điện gió trên bờ.

Do đó, để giảm rủi ro trong cung ứng điện đến năm 2025, hàng loạt giải pháp được Bộ Công thương lưu ý.

Thứ nhất, huy động nguồn lực, cải tiến phương pháp quản lý điều hành để sớm đưa vào vận hành đường dây 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu – Thanh Hóa – Nam Định trước năm 2025 để tăng dung lượng truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc và kịp giải tỏa công suất nguồn điện lớn như nhiệt điện Vũng Áng 1&2, nhiệt điện Quảng Trạch 1 để cấp điện cho khu vực Bắc Bộ.

Thứ hai, cần tăng cường nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực. Trước hết, có thể đảm phán nâng cao sản lượng mua điện từ Trung Quốc lên 3,5 tỷ kWh trên các đường dây 220kV hiện trạng từ phía Lào Cai và Hà Giang. Khi thuận lợi, xem xét thực hiện giải pháp mua điện Trung Quốc qua hệ thống Back – To – Back với quy mô công suất khoảng 2.000MW, sản lượng khoảng 9 tỷ kWh/năm.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng cho rằng cần sớm tính đến giải pháp nhập khẩu cụm nguồn điện Nậm Ou trước năm 2025.

Nhằm đảm bảo khả năng triển khai các nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo, cần đôn đốc, đảm bảo tiến độ các nguồn điện nền như nhiệt điện Vũng Áng 2, Hiệp Phước, Nhơn Trạch 3&4, An Khánh.

Đặc biệt, bên cạnh việc tạo điều kiện khuyến khích phát triển nguồn điện gió, điện mặt trời theo vùng nhất là với các khu vực trung tâm phụ tải, có nguy cơ thiếu điện như Bắc Bộ, cần coi phát triển điện mặt trời mái nhà là giải pháp ưu tiên để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Hàng năm có đánh giá về hiệu quả trong phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà để đưa ra điều chỉnh phù hợp.

Đến năm 2030, việc bảo đảm cung ứng điện nhắc tới điện mặt trời tập trung, điện gió kết hợp pin tích trữ năng lượng như một giải pháp dự phòng thay thế cho các nguồn LNG, nhiệt điện than không vào vận hành theo kế hoạch.

Tương tự, nguồn điện gió ngoài khơi cũng chỉ được xác định sẽ xem xét cơ chế phù hợp để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuẩn bị đầu tư. 

TS. Trần Đình Thiên: Quy hoạch điện VIII thay đổi căn bản cấu trúc ngành điện

TS. Trần Đình Thiên: Quy hoạch điện VIII thay đổi căn bản cấu trúc ngành điện

Leader talk -  1 năm
Đặt ra một số thách thức nhưng cũng chứa đựng đủ cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu quốc gia cam kết với quốc tế cũng như thay đổi căn bản cấu trúc của ngành điện là đánh giá xuyên suốt của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng phê duyệt.
TS. Trần Đình Thiên: Quy hoạch điện VIII thay đổi căn bản cấu trúc ngành điện

TS. Trần Đình Thiên: Quy hoạch điện VIII thay đổi căn bản cấu trúc ngành điện

Leader talk -  1 năm
Đặt ra một số thách thức nhưng cũng chứa đựng đủ cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu quốc gia cam kết với quốc tế cũng như thay đổi căn bản cấu trúc của ngành điện là đánh giá xuyên suốt của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  2 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  5 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".

Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra

Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra

Tiêu điểm -  10 giờ

Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Tiêu điểm -  11 giờ

Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

Tài chính -  1 giờ

Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

Doanh nghiệp -  1 giờ

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  2 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Vàng -  4 giờ

Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  4 giờ

KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  5 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".

Đọc nhiều