Tiêu điểm
4 thỏa thuận quan trọng cho chuỗi khí điện Lô B – Ô Môn
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng các đối tác đến từ Nhật Bản, Thái Lan đã ký kết 4 thỏa thuận thương mại quan trọng cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn.

Trị giá gần 12 tỷ USD, chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn gồm dự án thượng nguồn, đường ống và các nhà máy điện ở hạ nguồn.
Siêu dự án có sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước như MOECO, PTTEP, Marubeni, PVN, PVEP, PVGas, Vietracimex.
Nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về quận Ô Môn, TP. Cần Thơ, cung cấp khí cho 4 nhà máy điện Ô Môn I, II, III IV với tổng công suất khoảng 3.810MW.
Ngoài ra, nguồn khí này còn có thể cấp bù khí cho khu vực Cà Mau.
Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất khoảng 22 tỷ kWh điện.
Trước đó, hồi tháng 10/2023, sau thời gian dài chậm triển khai, các bên liên quan trong chuỗi dự án đã ký kết các thỏa thuận khung, biên bản thỏa thuận và trao thầu gói thầu số 1 EPC thượng nguồn.
Một tín hiệu đáng mừng là PVN và các bên đã ký kết 4 thỏa thuận quan trọng cho chuỗi dự án vào ngày hôm qua.
Thứ nhất là hợp đồng mua bán khí (GSPA) Lô B với các điều khoản cam kết mua bán khí Lô B giữa chủ mỏ, gồm các bên bán là PVN, Tổng công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí, Công ty MOECO (Nhật Bản), Công ty PTTEP (Thái Lan), với bên mua là PVN.
Lượng khí Lô B mỗi năm được các bên cam kết giao nhận khoảng 5,06 tỷ m3 trong giai đoạn bình ổn.
Thứ hai là hợp đồng vận chuyển khí. PVN thuê các chủ vận chuyển (PVGAS, PVN, MOECO, PTTEP), theo các điều khoản, điều kiện cam kết trong hợp đồng vận chuyển khí (GTA) Lô B, nhằm vận chuyển toàn bộ lượng khí Lô B (khoảng 5,06 tỷ m3/năm) về bờ, qua trạm tiếp bờ tại Kiên Giang và tuyến đường ống trên đất liền từ Kiên Giang về Ô Môn (Cần Thơ).
Thứ ba là hợp đồng đấu nối, vận hành và dịch vụ (TOSA) giữa các chủ mỏ (PVN, PVEP, MOECO, PTTEP) và chủ vận chuyển (PV GAS, PVN, MOECO, PTTEP).
Đây là hợp đồng dịch vụ để đấu nối các trang thiết bị của chủ vận chuyển với giàn khai thác khí Lô B và chủ mỏ sẽ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ liên quan để hỗ trợ chủ vận chuyển trong suốt thời hạn hợp đồng.
Ngoài ra, còn có hợp đồng bán khí lô B giữa PVN với EVNGENCO2 sẽ cung cấp một phần khí lô B cho nhà máy điện Ô Môn I, với lượng khí mỗi năm khoảng 1,26 tỷ m3 trong giai đoạn bình ổn.
Được biết, việc triển khai chuỗi dự án theo đúng mục tiêu, kế hoạch đặt ra vốn tồn tại hàng loạt khó khăn mà PVN và các bên phải đối diện xử lý nhiều năm qua.
Điển hình như điểm nghẽn trong các cơ chế chính sách huy động, vận hành hệ thống điện cho các nhà máy điện tiêu thụ khí Lô B, nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng cho nhiệt điện Ô Môn III, đòi hỏi rút ngắn thủ tục phê duyệt nhà máy điện Ô Môn IV hay đàm phán và ký kết thỏa thuận mua bán điện của các nhà máy điện sử dụng khí Lô B.
Theo Tổng giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn, tập đoàn này luôn coi việc đưa dự án Lô B vào khai thác là nhiệm vụ rất quan trọng và cần được thực hiện thành công.
Việc phát triển dự án Lô B sẽ đóng góp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Lê Mạnh Hùng xác định, lô B là dự án lớn và quan trọng bậc nhất của tập đoàn.
Đối với khâu thượng nguồn, dự án được ký kết và triển khai cùng lúc nên việc huy động nhân sự rất gấp gáp, gặp một số khó khăn trong quản lý dự án.
Tiến độ chuỗi dự án hiện phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy điện, trong khi khâu này đang có độ trễ nhất định so với các khâu trong toàn chuỗi.
Điều này ảnh hưởng đến việc triển khai các công tác rà soát FEED, thiết kế chi tiết, lập kế hoạch mua sắm thiết bị, chương trình khoan… của khâu thượng nguồn.
Bên cạnh đó, tài liệu thiết kế tổng thể FEED được hoàn thiện từ năm 2015, đến nay nhiều tiêu chuẩn đã lạc hậu, các quy chuẩn kỹ thuật ngày càng mới và khắt khe hơn.
Do vậy, khi rà soát FEED, đã có nhiều thay đổi thiết kế và dự toán ngoài thẩm quyền phê duyệt của nhà điều hành.
Đối với khâu trung nguồn, hiện đối tác nước ngoài chỉ chấp thuận trả chi phí một số công việc giới hạn cho đến khi các bên đạt được quyết định đầu tư cuối cùng (FID), mục tiêu nỗ lực đạt được trước tháng 4/2024.
Cùng với đó, dự án kéo dài nhiều năm, tổng mức đầu tư/dự toán phê duyệt từ 2017-2018, trong khi thị trường biến động theo chiều hướng tăng.
Cụ thể như, đối với gói thầu PC biển, giá trị gói thầu/dự toán thấp hơn giá chào thầu; đối với phần trên bờ, đơn giá đất tăng và chính sách hỗ trợ tái định cư cao hơn so với dự toán, có thể dẫn đến tăng kinh phí đền bù cho dự án.
Hiện nay, tiến độ của chuỗi dự án đang nằm ở khâu hạ nguồn, liên quan đến thời điểm đưa nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV vào hoạt động, nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng khí, đồng thời phù hợp với tiến độ dòng khí đầu tiên (first gas) đã đề ra.
Tức, khâu thượng nguồn và trung nguồn đang chạy trước so với hạ nguồn, nên có thể nói áp lực chạy đua đang đè nặng lên Ô Môn III và Ô Môn IV.
Chủ tịch PVN đề nghị tập trung quản trị 6 nhóm vấn đề quan trọng với chuỗi dự án Lô B. Quản trị mục tiêu của dự án các giao diện chuỗi dự án bảo đảm đồng bộ.
Có cơ chế phân cấp, ủy quyền; dự báo và quản lý các chi phí, dự phòng, biến động giá; quản trị nguồn nhân lực; hiệu quả dự án về tiến độ, chất lượng, chi phí.
Đặc biệt, cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy tiến độ khâu hạ nguồn nhất là dự án nhiệt điện Ô Môn IV, tập trung giải quyết các điều kiện để có được FID dự án khí Lô B theo kế hoạch vào tháng 4/2024.
Kịch bản nào cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn hơn 10 tỷ USD?
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.