Đầu tư BOT giao thông: Khó khăn bủa vây doanh nghiệp
“Miếng bánh BOT” không dễ ăn như nhiều người nghĩ, nhiều doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này đang lâm cảnh khốn đốn sau khi đổ tiền tấn rồi đi thu bạc lẻ.
Tám dự án BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý đang được tính tới phương án sử dụng 10.650 tỷ đồng vốn nhà nước để xử lý, tháo gỡ khó khăn.
Tính đến nay, trong toàn bộ dự án BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã khai thác, hiện còn tám dự án gặp khó khăn do những nguyên nhân khách quan, không do lỗi của nhà đầu tư.
Những vướng mắc chính bao gồm chính sách phí, trạm thu phí, sụt giảm doanh thu.
Trong đó, hai dự án gặp khó về chính sách phí là: Cải tạo, nâng cấp QL3 và xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) bắt đầu thu phí từ bảy năm trước và hiện doanh thu chỉ đạt 16%. Dự án BOT QL91 đoạn km14 - km50+889 doanh thu đến nay chỉ đạt 35% sau khi thu phí từ năm 2016.
Ba dự án có trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án gồm tuyến tránh TP. Thanh Hóa sử dụng trạm Bỉm Sơn, tuyến tránh TP. Vĩnh Yên sử dụng trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài và mở rộng hầm Hải Vân được cho phép thu phí trên tuyến La Sơn – Túy Loan.
Các dự án bị sụt giảm doanh thu có thể kể đến BOT cầu Thái Hà với nguyên nhân quy hoạch vành đai 5 Thủ đô điều chỉnh tiến trình đầu tư và các phương tiện lựa chọn lưu thông theo hướng qua cầu Hưng Hà không thu phí.
BOT cầu Việt Trì - Ba Vì có lũy kế doanh thu từ thời điểm bắt đầu thu đến hết tháng 10/2023 đạt 33%. Tuy nhiên doanh thu 3 năm gần đây chỉ đạt từ 20 - 27% gây phá vỡ phương án tài chính do nguyên nhân tỉnh Phú Thọ đầu tư các tuyến đường tỉnh 316B và 317 dẫn đến phương tiện tránh trạm thu phí.
Hay như dự án BOT đường Hồ Chí Minh - tỉnh Đắk Lắk, sau khi đầu tư tuyến tránh thị xã Buôn Hồ, doanh thu sụt giảm còn 36 - 43% so với hợp đồng.
Do đây là khu vực tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự nên tỉnh Đắk Lắk đề nghị chấm dứt hợp đồng, bố trí vốn thanh toán cho nhà đầu tư nhằm bảo đảm ổn định về an ninh trật tự và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội các địa phương vùng Tây Nguyên.
Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải cho biết đã cập nhật tổng vốn đầu tư, doanh thu thực tế cũng như tính toán phương án tài chính và thực hiện các giải pháp theo quy định hợp đồng nhưng vẫn không khả thi.
Từ đây, bộ kiến nghị các giải pháp tương ứng từng nhóm dự án cụ thể.
Thứ nhất, bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ để tiếp tục thực hiện hợp đồng với hai dự án gồm cầu Thái Hà với khoảng 1.024 tỷ đồng, tương ứng 70% tổng vốn đầu tư và cầu Ba Vì – Việt Trì với 533 tỷ đồng, tương ứng 49% tổng vốn.
Đồng thời, bổ sung vốn nhà nước khoảng 2.280 tỷ đồng hỗ trợ dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả để thay hình thức hỗ trợ từ nguồn thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan.
Thứ hai, bố trí khoảng 6.750 tỷ đồng vốn nhà nước nhằm thanh toán chi phí hợp pháp cho nhà đầu tư và chấm dứt hợp đồng với năm dự án gồm: tuyến tránh TP. Thanh Hóa, nâng tĩnh không cầu Bình Lợi và nạo vét luồng sông Sài Gòn, cải tạo QL91, đường Thái Nguyên – Chợ Mới và đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk.
Như vậy, các nhóm giải pháp này sẽ cần khoảng 10.650 tỷ đồng vốn nhà nước để xử lý 8 dự án BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Bên cạnh đó, còn ba dự án của địa phương quản lý và một số dự án có thể bị ảnh hưởng doanh thu khi bổ sung nút giao hoặc đường song hành.
Giải pháp tính tới là, sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết về xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông, cấp có thẩm quyền sẽ quyết định giải pháp xử lý phù hợp với nguyên tắc, giải pháp tổng thể. Dự án thuộc cấp nào quản lý thì sử dụng ngân sách cấp đó để xử lý.
Ba dự án nêu trên gồm cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đề nghị hỗ trợ nguồn vốn ngân sách trung ương để đảm bảo phương án tài chính, BOT xây dựng cầu An Hải – tỉnh Phú Yên đề nghị chấm dứt hợp đồng, BOT cải tạo, nâng cấp QL39B và đoạn tuyến tránh thị trấn Thanh Nê đã được UBND tỉnh Thái Bình báo cáo Thủ tướng đề nghị chấm dứt hợp đồng từ tháng 4/2019.
Các dự án có thể bị ảnh hưởng doanh thu khi bổ sung nút giao/đường song hành gồm BOT QL26; BOT QL1 qua tỉnh Quảng Nam; tỉnh Quảng Bình đề xuất bổ sung các nút giao dự án BOT tuyến tránh QL1 đoạn qua TP. Đồng Hới sẽ ảnh hưởng đến doanh thu dự án BOT.
Đồng thời, tỉnh Quảng Trị đề xuất bổ sung các nút giao dự án BOT TP. Đông Hà đến TP. Quảng Trị sẽ ảnh hưởng đến doanh thu dự án BOT.
Nhóm giải pháp tổng thể của Bộ Giao thông vận tải vấp phải nhiều ý kiến liên quan của các bộ, ngành.
Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải không phù hợp ở thời điểm hiện tại khi đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định việc sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2023 như là một cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai thực hiện.
Nguyên nhân, nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023 đã được dự kiến phân bổ hết, hiện đang trong quá trình báo cáo cấp thẩm quyền.
Về việc này, Bộ Giao thông vận tải chỉnh sửa theo hướng sử dụng nguồn dự phòng vốn đầu tư công hoặc nguồn vốn hợp pháp khác như quy định của Luật PPP hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông theo yêu cầu của Bộ Chính trị và Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị sử dụng nguồn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để xử lý đối với 8 dự án BOT liên quan.
Bộ Giao thông vận tải cũng đề xuất chính sách là ngân hàng cung cấp tín dụng giảm lãi suất vay trong giai đoạn khai thác đối với khoản vay đầu tư dự án theo hướng không vượt quá lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đàm phán; đồng thời giữ nguyên nhóm nợ, tái cấu trúc lại khoản vay đầu tư dự án phù hợp với doanh thu, khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Bộ này đánh giá đây là chính sách quan trọng giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhằm tiếp tục thực hiện theo hợp đồng, tránh phát sinh thêm khoản hỗ trợ khác của nhà nước.
Liên quan đến vấn đề Bộ Tài chính đưa ra về chia sẻ rủi ro các hợp đồng BOT liên quan đến nhiều chủ thể, Bộ Giao thông vận tải cho biết đã làm việc với các ngân hàng cung cấp tín dụng đối với 8 dự án BOT giao thông về nguyên tắc, giải pháp xử lý.
Theo đó, về cơ bản các ngân hàng đồng thuận việc chia sẻ lãi suất vốn vay khi nhà nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BOT giao thông. Mặc dù thẩm quyền thuộc các ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng không có cơ sở đề xuất mức chia sẻ cụ thể.
“Vì vậy, các ngân hàng đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách làm cơ sở để ngân hàng triển khai thực hiện”, Bộ Giao thông vận tải thông tin.
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đặt vấn đề việc xử lý khó khăn, vướng mắc 8 dự án BOT cần đảm bảo khả năng trả nợ cho tổ chức tín dụng, bởi hiện tại dư nợ các dự án này là khoảng 14.931 tỷ đồng, chủ yếu là nợ xấu hoặc đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Luận giải băn khoăn trên, Bộ Giao thông vận tải dẫn ra nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT. Theo đó, ngân hàng và nhà đầu tư cần chia sẻ về lãi vay, lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Nguyên tắc và mức chia sẻ cụ thể sẽ xác định khi cấp thẩm quyền triển khai nghị quyết của Quốc hội làm cơ sở để các bên thực hiện.
Về giải pháp bổ sung vốn nhà nước nêu trên, ngân hàng cung cấp tín dụng cần có chính sách chia sẻ theo hướng: giảm lãi suất vay trong giai đoạn khai thác đối với khoản vay đầu tư dự án, đồng thời giữ nguyên nhóm nợ, tái cấu trúc lại khoản vay phù hợp với doanh thu, khả năng trả nợ của doanh nghiệp dự án.
Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương làm việc với nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án và ngân hàng cung cấp tín dụng, nghiên cứu kỹ điều kiện đặc thù của dự án cải tạo, nâng cấp QL39B và đoạn tuyến tránh thị trấn Thanh Nê để thống nhất đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc.
Trong đó lưu ý, cần lượng hóa được khó khăn, vướng mắc, ưu tiên đề xuất cơ chế chính sách (thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ, Thủ tướng hoặc Quốc hội) để xử lý khó khăn, vướng mắc của dự án BOT nhằm hạn chế tối đa sử dụng vốn nhà nước.
Đánh giá kỹ tác động của các cơ chế, giải pháp đề xuất, bảo đảm không tạo tiền lệ, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm theo đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.
Về cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên, trên cơ sở giải pháp đề xuất để xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án có trách nhiệm đàm phán với ngân hàng cung cấp tín dụng để thống nhất phương án chia sẻ rủi ro theo theo định hướng của Thường trực Chính phủ tại Thông báo 270/VPCP-CN ngày 22/6/2024.
Trong đó, trường hợp bổ sung hỗ trợ của nhà nước để tiếp tục thực hiện hợp đồng, các bên phải có trách nhiệm cùng chia sẻ rủi ro, giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp.
“Miếng bánh BOT” không dễ ăn như nhiều người nghĩ, nhiều doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này đang lâm cảnh khốn đốn sau khi đổ tiền tấn rồi đi thu bạc lẻ.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ về các dự án BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường đã chỉ rõ nhiều sai phạm.
Không ít doanh nghiệp trên đà phá sản, nợ nần chồng chất, chỉ cần nhờ quan hệ chạy được dự án BOT giao thông là trở thành thượng khách của các ngân hàng thương mại.
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.