9 giải pháp duy trì tăng trưởng ngành công thương cuối năm 2021

An Chi Chủ nhật, 05/09/2021 - 12:16

Bộ Công thương cho rằng, ưu tiên cao nhất của Chính phủ hiện nay là phải sớm kiểm soát dịch bệnh trong thời gian còn lại của quý III để từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, tập trung nguồn lực khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của năm 2021 phụ thuộc rất nhiều vào kết quả phòng chống dịch.

Nền tinh tế toàn cầu và Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn do tác động của các biến chủng virus Covid-19.

Báo cáo của Bộ Công thương mới đây cho thấy, trong tháng 8, ngành sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 ước tính giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.

Không chỉ sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2021 ước đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,94 tỷ USD, giảm 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,26 tỷ USD, giảm 4,5%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 giảm 5,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 13,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 1,9%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2021 ước đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 9,65 tỷ USD, giảm 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,85 tỷ USD, giảm 5,4%.

Để tránh những tác động dài hạn của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế, làm suy giảm, cạn kiệt sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài, Bộ Công thương cho rằng, ưu tiên cao nhất của Chính phủ hiện nay là phải sớm kiểm soát dịch bệnh trong thời gian còn lại của quý III.

Đây là yêu cầu cấp thiết đối với cả nước, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, để từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, tập trung nguồn lực khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo Bộ Công thương, việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của năm 2021 phụ thuộc rất nhiều vào kết quả phòng chống dịch. Nhiệm vụ từ nay đến cuối năm là hết sức nặng nề; yêu cầu phải sớm đẩy lùi dịch bệnh, ổn định lại sản xuất, kinh doanh, đời sống của nhân dân. Qua đó, tạo dư địa, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi, giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế, đời sống của người dân, người lao động trong những tháng cuối năm.

Bộ Công thương gỡ khó cho tiêu thụ nông sản vùng dịch Covid

Trong thời gian tới, Bộ Công thương đề ra 9 giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đảm bảo duy trì tăng trưởng.

Thứ nhất, Bộ Công thương sẽ thực hiện quyết liệt các chỉ đạo, giải pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, bảo đảm hiệu quả, thông suốt, đồng bộ giữa phòng, chống dịch với nhiệm vụ ổn định sản xuất, kinh doanh, quán triệt quan điểm chỉ đạo “bảo đảm vận tải, lưu thông hàng hóa, kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi”.

Thứ hai, bộ sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nỗ lực cao nhất để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho ngành Công thương trong năm 2021.

Thứ ba, hoạt động phân phối hàng hóa giữa các vùng miền, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, đặc biệt vùng có dịch sẽ được đảm bảo nhằm ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn cả nước.

Đối với mặt hàng xăng dầu, trước diễn biến của giá dầu thế giới do tác động của dịch bệnh, bộ sẽ tham mưu điều hành giá mặt hàng xăng dầu phù hợp với diễn biến của giá thành phẩm xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong nước (bảo đảm tính thị trường), giảm thiểu sự tác động đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Thứ tư, Bộ Công thương sẽ tham mưu, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông thông suốt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ năm, các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với các nhà phân phối, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước ở các địa phương sẽ được tăng cường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, ngành hàng, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đang triển khai Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030, hướng dẫn các sàn giao dịch thương mại điện tử tạo điều kiện cho người bán, thương nhân kinh doanh nông sản tham gia sàn, đào tạo kỹ năng và vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến cho người dân.

Thứ sáu, Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương tập trung kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng nông sản nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác.

Thứ bảy, hoạt động xuất khẩu sẽ từng bước được thúc đẩy trở lại, đồng thời kiềm chế nhập siêu. Bộ sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Trước mắt, Bộ Công thương cho rằng, các doanh nghiệp cần tận dụng sự phục hồi của thị trường Mỹ và Châu âu để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng ta có thế mạnh như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ, thủy sản… đặc biệt là phục vụ dịp mua sắm gia tăng cuối năm.

Mặt khác, bộ cũng tăng cường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước nhằm hỗ trợ, kết nối, vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng hóa nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi để tạo thuận lợi và tăng hiệu quả xuất khẩu.

Thứ tám, Bộ Công thương bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh cung ứng điện; vận hành hệ thống điện quốc gia bảo đảm hiệu quả, an toàn, công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất lớn trong các khu công nghiệp nhằm duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.

Đối với nhóm ngành ngành dệt may, da giày, đồ gỗ, chế biến thủy sản, điện tử, bộ đề nghị tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tối đa để các nhà máy duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất nhằm giữ được chân hàng, chuỗi cung ứng. Trước mắt là để hoàn thành các đơn hàng đã ký kết và tranh thủ những đơn đặt hàng phục vụ dịp mua sắm cuối năm ở các thị trường khu vực Châu Âu, Mỹ để gia tăng sản lượng.

Các cơ quan quản lý cần phối hợp chặt chẽ với một số doanh nghiệp FDI đa quốc gia (như Samsung, Toyota...) tăng cường tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước đủ khả năng sản xuất thay thế nguồn nhập khẩu trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

Thứ chín, các đơn vị thuộc bộ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng rà soát thủ tục, quy trình cấp phép, thực hiện tối đa việc cấp phép trực tuyến đảm bảo đơn giản, công khai, minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão' Covid

Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão" Covid

Bất động sản -  3 năm
Doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin tháo gỡ vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và quy trình thủ tục hành chính để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.
Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão' Covid

Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão" Covid

Bất động sản -  3 năm
Doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin tháo gỡ vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và quy trình thủ tục hành chính để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.
Giải pháp chống đứt gãy chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp

Giải pháp chống đứt gãy chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Nhằm tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng đang hiện hữu, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, bên cạnh các mặt hàng thiết yếu, cơ quan quản lý nhà nước cần cho phép lưu thông toàn bộ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giải pháp mũi tiêm 'số' cho doanh nghiệp vượt Covid-19

Giải pháp mũi tiêm "số" cho doanh nghiệp vượt Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Hơn 90% doanh nghiệp theo khảo sát của FPT và Base nói rằng đang triển khai các giải pháp về công nghệ thông tin cho doanh nghiệp của mình, nhằm ứng phó đại dịch Covid-19.

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường giám sát trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường giám sát trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  3 năm

Theo người đứng đầu Bộ Tài chính, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ cũng bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Lập tổ công tác đặc biệt để gỡ khó cho doanh nghiệp

Lập tổ công tác đặc biệt để gỡ khó cho doanh nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Tổ công tác sẽ giúp Chính phủ, Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những việc quan trọng, liên ngành trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo

Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.

Mở lối cho du lịch

Mở lối cho du lịch

Tiêu điểm -  19 giờ

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.

VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia

VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia

Doanh nghiệp -  19 giờ

Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.

VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu

VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Doanh nghiệp -  19 giờ

Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.

 Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân

Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  19 giờ

Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.

Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân

Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân

Leader talk -  19 giờ

Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.

Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Leader talk -  20 giờ

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.