Tiêu điểm
Lập tổ công tác đặc biệt để gỡ khó cho doanh nghiệp
Tổ công tác sẽ giúp Chính phủ, Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những việc quan trọng, liên ngành trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng. Tổ phó gồm ba bộ trưởng: Kế hoạch và đầu tư; Tài chính; Lao động, thương binh và xã hội.
Các thành viên tổ công tác là lãnh đạo các bộ, ngành và tuỳ thuộc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của tổ công tác, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng có thể mời thêm lãnh đạo một số cơ quan trung ương, địa phương, hiệp hội, chuyên gia.
Tổ công tác sẽ giúp Chính phủ, Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những việc quan trọng, liên ngành trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Tổ công tác có nhiệm vụ chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân; đề xuất với Thủ tướng giải pháp để kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính liên vùng, liên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng về thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư để cùng tham mưu cho Thủ tướng.
Cùng với đó, tổ cũng giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; đề xuất hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc này.
Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện, cử cán bộ và giải quyết dứt điểm các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền.
Định kỳ hằng tháng, 3 tháng hoặc đột xuất, tổ sẽ báo cáo Thủ tướng về tình hình, kết quả, tiến độ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Bộ Kế hoạch và đầu tư thành lập nhóm giúp việc tổ công tác để tham mưu, giúp tổ thực hiện nhiệm vụ.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2016 – 2020 là gần 8%.
85,5 nghìn doanh nghiệp đã rời bỏ thị trường 8 tháng qua, tăng tới hơn 24%, riêng TP.HCM chiếm tới 28%.
Do đó, đầu tháng 8, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng sớm thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Theo cơ quan này, các nguồn dự trữ đang cạn dần, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi. Cụ thể, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm mạnh, trung bình giảm từ 40 – 50% trong các ngành, riêng ngành hàng không, vận chuyển hành khách, du lịch, nhà hàng, khách sạn giảm 70 – 80%.
Điều này dẫn đến doanh thu bị giảm mạnh, thậm chí một số doanh nghiệp còn không phát sinh doanh thu. Doanh nghiệp không có dòng tiền nhưng vẫn phải duy trì một số chi phí cho người lao động, tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng… Mặt khác, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển cũng tăng cao do chuỗi cung ứng hàng hóa bị đình trệ và gián đoạn.
Để cầm cự trước tình trạng khó khăn chưa có dấu hiệu kết thúc, doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động, làm tổn thương tới nguồn nhân lực cho giai đoạn phục hồi.
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn khó tiếp cận do điều kiện chặt chẽ, chưa bao quát so với thực tế, cùng với công tác thực hiện thiếu chủ động và thiếu linh hoạt.
Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo, những khó khăn vẫn sẽ còn tiếp diễn ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát. Do đó, cần có những chính sách “sớm nhất, hiệu quả nhất” để hỗ trợ doanh nghiệp.
Lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho dự án đầu tư giữa đại dịch Covid-19
Kiến nghị lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị tránh để xảy ra hiện tượng địa phương hóa quá mức, kém linh hoạt trong phòng chống dịch, gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho dự án đầu tư giữa đại dịch Covid-19
Tổ công tác đặc biệt sẽ rà soát, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương.
Thành lập 7 tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP.HCM
Thủ tướng vừa yêu cầu 7 bộ trưởng thành lập ngay tổ công tác đặc biệt tại TP.HCM để hỗ trợ các tỉnh phía Nam phòng chống Covid-19.
Tổ công tác của Thủ tướng: Đừng lấy lý do để trì hoãn cải cách
Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng lưu ý các địa phương đừng lấy các lý do như để bảo mật hay thậm chí diện tích tỉnh nhỏ, doanh nghiệp lên các sở chỉ mất 30 phút để trì hoãn cải cách thủ tục, xây dựng chính quyền điện tử.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.