Du lịch Việt Nam: Không phải cái gì cũng thua thiên hạ
Du lịch Việt Nam học được kinh nghiệm từ khắp thế giới nhưng cái khó là chưa biết chọn học ai cho phù hợp để vận dụng dễ dàng và hiệu quả.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký hiệp định với 5 tỉnh để cung cấp vốn vay 45 triệu USD cho giai đoạn 2 của dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Theo đó, giai đoạn 2 của dự án được thực hiện tại 5 tỉnh gồm Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư gần 55 triệu USD, trong đó vốn vay ADB 45 triệu USD và vốn đối ứng gần 10 triệu USD.
Dự án được thiết kế với mục tiêu biến đổi các đô thị loại 2 nằm dọc hành lang phía Đông của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông thành các điểm du lịch cạnh tranh và toàn diện về mặt kinh tế thông qua những cải thiện trong cơ sở hạ tầng giao thông, các dịch vụ đô thị và khả năng quản lý du lịch bền vững.
Ông Steven Schipani, Trưởng Ban Quản lý dự án, Đại diện thường trú của ADB tại Việt Nam nhận định, “Du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam, song hầu hết sự tăng trưởng này và lợi ích kinh tế - xã hội tương ứng đều tập trung ở một số ít điểm đến là cửa ngõ quốc gia".
"Để thúc đẩy tăng trưởng đồng đều và bền vững hơn, điều quan trọng đối với Việt Nam là phải gia tăng đầu tư của nhà nước và tư nhân cho các thành phố đô thị loại hai”, theo ông Steven Schipani.
Dự án sẽ phát triển không gian đô thị xanh và bãi biển công cộng ở các tỉnh này, được kỳ vọng mang lại lợi ích cho khoảng 168.000 người dân và hơn 8 triệu du khách mỗi năm.
Cụ thể, 31km đường nông thôn – thành thị và 13 bến thuyền ở tất cả các tỉnh tham gia dự án sẽ được cải tạo.
Tại Cửa Lò, Nghệ An, để thu hút thêm du khách với tiềm năng chi tiêu cao hơn trong suốt cả năm, cũng như tăng khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, dự án sẽ cải tạo kè biển dài 5,5km và thoát nước dọc đường đi dạo ven biển, cải thiện các khu vực giải trí công cộng, và mở rộng không gian chợ cho những người bán hàng ở địa phương.
Tại Quảng Trị, dự án sẽ được triển khai từ năm 2019 - 2024 tại các khu du lịch từ Cửa Việt đến Cửa Tùng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Cụ thể, đầu tư hạ tầng du lịch Bãi tắm Trung Giang, Bãi tắm Gio Hải, Bãi tắm Cửa Việt và Cảng du lịch Cửa Việt với tổng mức đầu tư 11,4 triệu USD. Trong đó, vốn vay ADB 9,6 triệu USD và vốn đối ứng 1,8 triệu USD.
Thông qua đào tạo tập huấn, các chương trình chứng nhận và cơ chế khuyến khích về chính sách, dự án cũng sẽ giúp bảo đảm việc quản lý du lịch tại các khu vực dự án đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Đây là dự án du lịch thứ 4 liên tiếp của ADB kể từ năm 2003; đã có 12 tỉnh nhận được sự hỗ trợ phát triển du lịch từ ADB với tổng giá trị hỗ trợ lên tới hơn 110 triệu USD.
Ba dự án trước đó gồm Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho Tăng trưởng toàn diện Khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) giai đoạn 1 (2014-2019) với gói vay trị giá 50 triệu USD đang được triển khai tại 5 tỉnh gồm Điện Biên, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Lào Cai và Tây Ninh.
Du lịch Việt Nam học được kinh nghiệm từ khắp thế giới nhưng cái khó là chưa biết chọn học ai cho phù hợp để vận dụng dễ dàng và hiệu quả.
Theo nhiều chuyên gia, sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích cao cấp là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra khoảng cách về sức cạnh tranh giữa du lịch Việt Nam với các thị trường khác trong khu vực.
Mô hình tăng trưởng du lịch dựa trên số đông sẽ dẫn tới rủi ro là tác động của ngành đến nền kinh tế giảm dần, tài sản du lịch văn hóa và thiên nhiên bị xuống cấp, sự ủng hộ của cộng đồng địa phương với du lịch bị xói mòn, Ngân hàng Thế giới (World Bank) khuyến cáo.
Sự đổ bộ mạnh của số lượng lớn khách du lịch đã gây ra hoặc làm nghiêm trọng thêm tình trạng ùn tắc, ô nhiễm ở nhiều điểm đến và gia tăng áp lực lên các dịch vụ cơ bản, Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.