Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Khu vực ASEAN đang trở thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu, tuy nhiên lại tỏ ra chậm trễ với các chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe điện.
Tập đoàn Đài Loan Foxconn vừa qua đã thành lập một liên doanh với tập đoàn năng lượng PTT của Thái Lan để phát triển nền tảng xe điện, với cam kết đầu tư lên đến 2 tỷ USD.
Indonesia, với trữ lượng khoáng sản niken lớn nhất trên thế giới đang là nguồn cung quan trọng cho nhiều nhà sản xuất xe điện. Mới đây, một nhà máy sản xuất pin xe điện trị giá hơn 1 tỷ USD mới được khởi công, dưới sự hợp tác giữa chính phủ Indonesia với tập đoàn Huyndai và công ty LG Energy Solution.
Tập đoàn lớn nhất Việt Nam là Vingroup cũng đang chuyển hướng sang sản xuất xe hơi và xe điện với thương hiệu VinFast. Hoạt động của Vingroup nhận được sự chú ý và đề nghị hợp tác của nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu.
Có thể thấy khu vực ASEAN, với những lợi thế vốn có, đang dần trở thành khu vực vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu.
Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng xe điện tại ASEAN cho đến nay vẫn còn rất thấp. Doanh số xe điện tại Thái Lan chỉ chiếm dưới 1% vào năm 2020. Tại Singapore, chỉ có chưa đến 2.000 xe điện đang lưu hành trong số gần 650.000 xe hơi du lịch. Đến hết năm 2020, Việt Nam chỉ có 900 chiếc xe điện, chủ yếu là xe lai, xe chạy bằng pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Rất ít người tiêu dùng ở ASEAN có ý định mua xe điện. Theo một nghiên cứu khảo sát của Deloitte, Thái Lan là quốc gia dẫn đầu ASEAN về tỷ lệ người tiêu dùng có dự tính chọn xe điện cho phương tiện tiếp theo là 14%, tiếp sau đó là Singapore với tỷ lệ 9%.
Hơn 30% người tiêu dùng tại ASEAN cho biết việc thiếu hụt các trạm sạc là nguyên nhân khiến họ không muốn sử dụng xe điện. Các nguyên nhân khác có thể kể đến như lo ngại về tính an toàn, mức giá quá cao hoặc khả năng vận hành không đảm bảo.
Một số quốc gia trong khu vực đang đặt ra một số mục tiêu thúc đẩy xe điện, có thể kể đến như mục tiêu 31 nghìn trạm sạc vào năm 2030, chuẩn bị cho 2 triệu ô tô điện và 13 triệu xe máy điện của Indonesia. Thái Lan cũng dự định chỉ cho phép xe chạy bằng điện được bán ra vào năm 2035.
Tuy nhiên, theo Nikkei Asia Review, chuyển đổi sang xe điện cho thị trường hơn 600 triệu dân ở ASEAN sẽ diễn ra rất chậm do thiếu những mục tiêu rõ ràng cũng như sự phối hợp giữa các nước.
Các quốc gia tại khu vực năng động bậc nhất thế giới dường như không tỏ ra sốt sắng như Trung Quốc hay châu Âu về sự phát triển của giao thông xanh. Một số ý kiến cho răng việc chuyển đổi sang xe điện tại ASEAN không quá quan trọng trong thời điểm hiện tại, khi điện vẫn chủ yếu được sản xuất từ than.
Bên cạnh đó, tiến trình chuyển đổi sang xe điện còn chịu ảnh hưởng từ Nhật Bản, quốc gia sở hữu nhiều nhà máy và phần lớn doanh số ô tô bán ra tại khu vực ASEAN.
Nhật Bản cũng có những bước chuyển đổi sang xe điện, tuy nhiên, quan điểm của xử sở mặt trời mọc là quá trình chuyển đổi nên đi theo từng giai đoạn, bởi những quy định quá mức khắt khe đối với phương tiện động cơ đốt trong có thể tác động xấu tới lực lượng lao động. Bộ phận xe hơi thuộc Phòng Thương mại Nhật Bản tại Thái Lan đã đề xuất chính phủ Thái Lan lựa chọn cách tiếp cận này.
Tuy nhiên, một cựu lãnh đạo của Hiệp hội xe điện Thái Lan nhận xét, thời điểm hiện tại là giai đoạn “cất cánh vàng” không thể bỏ lỡ đối với xe điện. Sự chuyển đổi có thể kéo dài tới hơn một thập kỷ, đòi hỏi các chính phủ cần có những hành động sớm và cam kết mạnh mẽ.
Khuyến khích xe điện cũng đặc biệt quan trọng khi giao thông xanh đang là chương trình nghị sự quan trọng sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 26) diễn ra vào cuối năm nay.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.