Tài chính
'Át chủ bài' giúp TCBS bứt phá về thị phần môi giới chứng khoán
Để thực hiện được các chiến lược đề ra, có thể thấy TCBS có ưu thế so với nhiều công ty chứng khoán khác khi nhận được sự hậu thuẫn đáng kể từ Techcombank.
Trong bối cảnh thanh khoản giao dịch trên thị trường khá ảm đạm trong vài tháng trước đây bởi tác động của các yếu tố như áp lực tỷ giá hay khối ngoại rút ròng mạnh, đà tăng trưởng đều đặn của Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) khiến giới nhiều người khá bất ngờ.
TCBS đã lần lượt vượt qua các tên tuổi lớn như Chứng khoán MBS, VNDirect, Mirae
Asset… qua từng quý để vững vàng ở vị trí top 3 như hiện nay, chỉ sau hai “ông
lớn” Chứng khoán VPS và Chứng khoán SSI.
Cụ thể, trong bảng xếp hạng top 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch lớn nhất vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố, TCBS vẫn giữ vững vị trí thứ hai với tỷ lệ 7,89% tại thị trường cổ phiếu niêm yết.
Điều này càng đặc biệt trong bối cảnh VPS, dù vẫn dẫn đầu với tỷ lệ 21,18%, nhưng đã giảm đáng kể so với mức 24,2% của quý II và là quý thứ ba liên tiếp thị phần bị thu hẹp (quý I đạt 24,7%).
Trước đó, quý II/2024 cũng tiếp tục đánh dấu quý thứ 3 liên
tiếp TCBS duy trì vị trí top 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới chứng
khoán lớn nhất trên sàn HOSE đạt 7,45%, tăng 0,89 điểm phần trăm so với quý trước.
“Song kiếm” zero-fee và không môi giới
Trên thực tế, đối lập với chính sách tập trung phát triển đội ngũ môi giới đông đảo để chiếm lĩnh thị phần của VPS, TCBS lại đưa ra chiến lược kép là không cần tới các môi giới cùng chính sách miễn phí giao dịch (zero-fee).
Nếu như VPS đã thành công khi vươn mình giành vị thế số 1 của Chứng khoán SSI từ giai đoạn đại dịch Covid-19 nhờ chìa khóa eKYC và lối đi riêng trong phát triển đội ngũ môi giới với các chính sách làm việc từ xa, chi hoa hồng cao, đa dạng khuyến mãi…, thì chiến lược mới có thể là chìa khóa giúp TCBS “bứt tốc” với những kết quả bước đầu được ghi nhận.
Dù vậy, việc thiếu vắng đội ngũ môi giới cũng khiến thị phần của TCBS khá trồi sụt trong giai đoạn trước, đặc biệt ở giai đoạn thị trường biến động khi TCBS đã từng lọt vào Top 4 nhưng sau đó lại sớm rớt xuống các vị trí thấp hơn.
Nhờ chiến lược không môi giới, TCBS cũng tiết kiệm lượng lớn chi phí cho hoạt động này và nhanh chóng được bù lại bằng doanh thu cho vay margin với nguồn vốn dồi dào cùng mảng kinh doanh chính gắn liền với trái phiếu doanh nghiệp.
Bên cạnh tiết giảm chi phí môi giới, bước ngoặt đến vào đầu năm 2023 khi TCBS áp dụng chiến lược miễn phí giao dịch, từ đó giúp thu hút hàng vạn tài khoản mở mới, qua đó ghi nhận mức tăng phi mã về thị phần môi giới trên sàn HoSE.
Hậu thuẫn từ Techcombank
Để thực hiện được chiến lược kép này, có thể thấy TCBS có ưu thế so với nhiều công ty chứng khoán khác khi nằm trong “hệ sinh thái” và nhận được sự hỗ trợ mạnh về vốn từ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam là Techcombank. Đồng thời, công ty thừa hưởng nền tảng công nghệ giúp kết nối và duy trì hệ thống khách hàng quy mô lớn với mức nhân sự tối giản.
Cuối tháng 6 vừa qua, tại sự kiện công nghệ Techcombank Keynote, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh nhắc tới “chiến lược Wealthtech”, trong đó, TCBS đã có bước tiến trong các chiến lược quảng bá, tiếp thị nhờ sử dụng Machine Learning (máy học) và GenAI (trí tuệ nhân tạo).
Nhìn lại bước phát triển của Techcombank, nhà băng này cũng từng tạo “bứt phá” trong mảng ngân hàng bán lẻ khi là một trong những tổ chức tín dụng thực hiện miễn phí giao dịch, miễn phí rút tiền ATM… cùng nhiều dịch vụ tiền tệ khác giúp thu hút mạnh mẽ khách hàng về giao dịch, thể hiện rõ ở mảng CASA (tiền gửi không kỳ hạn) luôn duy trì ở top đầu trong ngành.
Nhờ đó, chi phí huy động vốn của Techcombank ở mức thấp hơn nhiều các ngân hàng khác. Ngoài ra, nhà băng này còn có thêm hàng loạt lợi ích khác từ nguồn khách hàng dồi dào, như đẩy mạnh cho vay, bán chéo sản phẩm, dịch vụ, …
Ở TCBS, với lợi thế từ tệp khách hàng liên tục tăng trưởng mạnh, bước đột phá đến vào năm 2022 khi lãi cho vay ký quỹ chính thức đạt mốc 1.500 tỷ đồng, vượt qua mức chỉ 1.300 tỷ đồng từ hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán (chủ yếu là trái phiếu doanh nghiệp) – mảng đem lại nguồn thu chủ đạo cho TCBS nhiều năm trước đó.
Trong năm thứ hai triển khai chính sách này, giá trị giao dịch cổ phiếu thông qua TCBS lũy kế sáu tháng qua đạt hơn 400.000 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Trong báo cáo bán niên 2024 mới nhất, dư nợ cho vay ký quỹ và ứng trước tiền bán tính đến cuối quý II năm nay tăng 24% so với cuối quý I, thiết lập kỷ lục mới ở mức hơn 24.000 tỷ đồng.
Nhờ đó, lãi từ cho vay ký quỹ cũng tăng gần gấp đôi lên hơn 1.209 tỷ đồng, đồng thời bỏ xa nguồn thu từ mảng bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán chỉ 667 tỷ đồng.
Trên thực tế, trước TCBS, không ít công ty chứng khoán
cả lớn và nhỏ cũng từng thử áp dụng chiến lược không môi giới và zero-fee
nhưng chưa thể “gặt hái” thành quả đáng kể bởi nhiều nguyên do khác nhau.
Tiêu biểu là trường hợp của VNDirect, công ty này cũng từng
gây bất ngờ khi tiết giảm mạnh đội ngũ tư vấn vốn đã góp phần đưa công ty này duy
trì vị thế số 2 thị phần trong nhiều năm, chỉ sau SSI.
Tuy vậy, chính sách chưa thực sự cho thấy hiệu quả khi thị phần môi giới của VNDirect chủ yếu đi ngang quanh mức 5-7% và trước khi đánh mất vị trí thứ ba vào tay của TCBS từ cuối năm ngoái.
Đặc biệt sau sự cố tấn công mạng nghiêm trọng hồi cuối tháng 3 đầu năm nay, phải
dừng giao dịch cả tuần khiến niềm tin nhà đầu tư phần nào ảnh hưởng mạnh khi muốn
“gửi gắm” tài sản tại VNDirect.
Hay như tại Chứng khoán Pinetree, ngay từ khi vào thị trường Việt Nam năm 2019, đơn vị này áp dụng chính sách miễn phí giao dịch trọn đời cho toàn bộ khách hàng thường và khách hàng margin, không có điều kiện đi kèm, không thời hạn. Tuy vậy, công ty này cũng chưa từng lọt top 10 hãng chứng khoán có thị phần lớn nhất trong ngành.
Lùi thời hạn xác thực tài khoản chứng khoán
Biến động nhân sự cấp cao tại Chứng khoán VIX
Chứng khoán VIX ghi nhận tới bốn lần thay đổi vị trí ghế nóng tại HĐQT chỉ trong chưa đầy hai năm.
'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ
Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua
Các yếu tố vĩ mô tích cực và sự phục hồi của doanh nghiệp niêm yết sẽ là động lực chính thúc đẩy chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.