Khởi nghiệp
B2B Ecommerce: VinShop, Telio, Karavan có thêm đối thủ nặng ký Ninja Van
Liệu Ninja Van có làm nên chuyện ở một thị trường vốn đã có những tay chơi lớn như: VinShop của One Mount Group, Telio được VNG hậu thuẫn, hay Karavan của VNLife?
Gia nhập thị trường Việt Nam vào đầu năm 2018, Ninja Van hoạt động như một startup giao vận dưới sự giúp sức của Grab. Ngoài tư cách là nhà đầu tư chiến lược, Grab còn cho phép Ninja Van hiển thị trên ứng dụng Grab thông qua dịch vụ GrabExpress.
Tới tháng 9/2021, Ninja Van huy động thành công 578 triệu USD trong vòng gọi vốn Series E, nâng định giá của công ty lên 1 tỷ USD và chính thức trở thành một startup Kỳ lân mới tại khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, Ninja Van đang hoạt động với mạng lưới 9 kho hàng trên khắp cả nước, gồm: 2 kho tổng tại Hà Nội, TP. HCM và các kho vệ tinh. Công ty có gần 800 trạm giao nhận và hơn 4.700 phương tiện giao hàng hóa, tính đến cuối năm 2022.
Không dừng lại ở hoạt động giao vận, Ninja Van - Kỳ lân của Singapore còn tuyên bố mở rộng hoạt động tại thị trường kết nối, phân phối các sản phẩm FMCG tới các cửa hàng tạp hoá truyền thống ở Việt Nam, thông qua dịch vụ có tên là Ninja Mart.
Cụ thể, Ninja Mart giúp chủ cửa hàng tạp hóa truyền thống kết nối dễ dàng hơn với nhà sản xuất, nhập hàng với giá cả tốt hơn, giao nhận nhanh chóng và tối ưu hơn.
Là một nhánh kinh doanh của Ninja Van, Ninja Mart đã mở rộng địa bàn hoạt động đến hơn 29 tỉnh và thành phố trọng điểm với mạng lưới phân phối và giao hàng rộng khắp, cung ứng các mặt hàng tiêu dùng đa dạng (đồ uống, thực phẩm khô, sản phẩm từ sữa, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm...) của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường.

Ông Bharath Palukurthi - đại diện Ninja Van cho biết: "Tại Việt Nam, khu vực nông thôn chiếm diện tích lớn nhưng dân số lại rải rác và có hệ thống giao thông không phát triển, chính vì vậy mà mật độ nhu cầu thị trường thấp và việc di chuyển giữa các khu vực dân cư khá mất thời gian. Nếu các nhãn hàng FMCG muốn thâm nhập thị trường này, họ sẽ cần vốn đầu tư lớn để xây dựng mạng lưới hệ thống phục vụ phân phối hàng hóa và nguồn nhân lực để thúc đẩy kinh doanh cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý vận hành, đảm bảo chất lượng hàng hóa và kiểm soát hàng tồn kho...".
Từ năm 2020, Ninja Mart đã cung cấp giải pháp để khắc phục nhiều vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và vận chuyển. Qua đó giúp nhà sản xuất phân phối được nhiều sản phẩm hơn đến các cửa hàng tạp hóa, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Bằng việc loại bỏ bớt các lớp phân phối trung gian, Ninja Mart đã và đang trở thành một nhà bán buôn cung cấp dịch vụ toàn diện. Giờ đây, các chủ tiệm tạp hóa có thể nhập nhiều mặt hàng chỉ cần thông qua một đầu mối là Ninja Mart.
Thực tế, mô hình của Ninja Mart còn được biết đến với tên gọi B2B Ecommerce - kinh doanh thương mại điện tử nhằm phân phối các mặt hàng tiêu dùng đang là xu hướng mới ở Đông Nam Á.

Không giống như B2C, người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn. Giá trị đơn hàng trung bình của giao dịch B2B theo tính toán của Forrester rơi vào khoảng 491 USD, cao hơn những đơn hàng 147 USD của mô hình B2C.
Trong khi giao dịch B2C có rủi ro huỷ đơn hàng lớn, thì người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của thương mại điện tử khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.
Mặc dù thị trường thương mại điện tử B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới 150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, các giải pháp này đã mang lại một bước ngoặt đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị.
Điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, quốc gia có các điểm bán lẻ và chợ truyền thống đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thống kê của RedSeer Consulting cũng cho thấy khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh truyền thống.
Trước khi có sự gia nhập của Ninja Mart, thị trường Việt Nam đã có những "tay chơi" tích cực như VinShop, Telio, hay gần đây là Karavan.
VinShop tuyên bố là một trong những kênh phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam khi cung ứng 4.000 mặt hàng cho 100.000 tạp hoá tại 22 tỉnh thành trên cả nước.

Kể từ khi ra mắt thị trường vào tháng 9/2020, tính trung bình mỗi ngày có tới 220 cửa tạp hóa "lên đời" công nghệ nhờ VinShop; hàng nghìn tấn hàng được VinShop giao đến các cửa hàng tạp hóa, đội ngũ giao vận của nền tảng này chạy trên khắp Việt Nam.
Trong khi đó, Telio được hậu thuẫn bởi VNG với khoản đầu tư lên tới 22,5 triệu USD. Thời gian qua, Telio nỗ lực mở rộng tại 26 tỉnh, thành trên khắp cả nước, bao gồm Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Cần Thơ...
Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, VNG và Telio còn mang đến cho các hộ kinh doanh nhỏ và vừa cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính và tín dụng, hỗ trợ mở rộng kinh doanh - vốn đang là mảng kinh doanh "nóng" trên thị trường fintech.
Ra đời muộn hơn, Karavan trực thuộc công ty Teko - một thành viên của kỳ lân VNLife chuyên hỗ trợ kết nối các thương hiệu FMCG với các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, tiệm cà phê,... tại các khu vực thành thị và nông thôn.
Karavan đã phát triển mạng lưới đại lý từ 8.000 lên 50.000 đơn vị. Mức tăng trưởng hiện tại vào khoảng 25%. Startup này cũng đặt tầm nhìn dẫn đầu thị trường B2B tại Việt Nam.
Sa thải nhân viên hàng loạt có giúp Grab thoát lỗ?
Sa thải nhân viên hàng loạt có giúp Grab thoát lỗ?
Trên mạng xã hội, các bài đăng rao bán phụ kiện, quần áo xe công nghệ liên tục xuất hiện. Nhiều tài xế Grab cho biết thu nhập của họ giảm mạnh, số lượng đơn hàng đã giảm khoảng 40-50% vào đầu năm nay.
Startup nông sản Foodmap nhận vốn 1 triệu USD
FoodMap của cựu CEO Cầu Đất Farm hiện cung ứng sản phẩm từ hơn 300 trang trại và nhà sản xuất nông nghiệp trên toàn Việt Nam.
Ứng dụng taxi công nghệ hàng đầu Hàn Quốc bắt tay cùng VinFast
Với việc bắt tay cùng VinFast và GSM, rất có thể Kakao Mobility của Hàn Quốc sẽ chia lại thị phần ứng dụng taxi công nghệ, sau khi hãng này từng thử nghiệm dịch vụ gọi xe tại Việt Nam vào đầu năm 2020 tại Đà Nẵng và Hội An.
Startup máy ngủ của người Việt được Samsung rót vốn
Trước đó, startup này từng được công ty Founders Fund do doanh nhân Peter Thiel sáng lập và quỹ Smilegate Investment của Hàn Quốc rót vốn 6,8 triệu USD trong vòng Pre Series A.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.