Tài chính
Bà Trần Thị Lâm rời ghế lãnh đạo VietBank
Bà Lâm, Chủ tịch tập đoàn Hoa Lâm, là một trong những cổ đông đầu tiên góp vốn và xây dựng VietBank từ những ngày đầu thành lập. Hiện gia đình bà đang sở hữu trực tiếp hơn 11% cổ phần ngân hàng.
Ngày 26/3, Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) thông báo về việc miễn nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc VietBank đối với bà Trần Thị Lâm theo nguyện vọng cá nhân.
Bà Lâm giữ chức vụ phó tổng giám đốc VietBank từ ngày 19/5/2023. Với quyết định miễn nhiệm trên, Ban điều hành VietBank hiện còn lại 6 người, trong đó bà Trần Tuấn Anh giữ vai trò là Tổng giám đốc ngân hàng.
Bà Lâm là một trong những cổ đông đầu tiên góp vốn và xây dựng VietBank từ những ngày đầu thành lập vào năm 2006 với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Khi đó, ông Dương Ngọc Hòa, chồng bà Trần Thị Lâm làm chủ tịch VietBank.
Các cổ đông sáng lập ngân hàng là những cá nhân, pháp nhân có liên quan đến tập đoàn Hoa Lâm, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và công ty Diệu Hiền.
Theo thời gian, các nhóm cổ đông liên quan tới ông Kiên và công ty Diệu Hiền dần bán ra cổ phần VietBank và rút lui khỏi nhà băng, chỉ có nhóm cổ đông liên quan đến tập đoàn Hoa Lâm trụ lại và gia tăng thêm tỷ lệ sở hữu trong các đợt tăng vốn của ngân hàng.
Đến tháng 4/2021, con trai bà Trần Thị Lâm là ông Dương Nhất Nguyên đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT VietBank với nhiệm kỳ dự kiến kéo dài đến 2025.
Ngày 20/3/2024, ông Nguyên đã thực hiện quyền mua hơn 4,8 triệu cổ phiếu VBB, qua đó số cổ phiếu VBB đang nắm giữ lên 27,89 triệu cp, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 4,83%. Hiện ông và các thành viên trong gia đình sở hữu tổng cộng 11,75% cổ phần ngân hàng VietBank.
Về Hoa Lâm, dù ít khi xuất hiện trên truyền thông, đây là một tên tuổi rất nổi bật trên thương trường với lịch sử hơn 20 năm kinh doanh. Tạp chí Forbes Việt Nam từng bình chọn Hoa Lâm là một trong 20 gia đình kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam. Bà Trần Thị Lâm, Chủ tịch tập đoàn được xếp vào nhóm 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Những năm tháng đầu tiên của Hoa Lâm bắt nguồn từ buôn bán xe máy với thương hiệu Halim và sau này là Kymco. Thành công trong mảng xe máy, Hoa Lâm tiến bước sang các lĩnh vực mới là bất động sản y tế. Đây là lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất của Hoa Lâm trong vòng 10 năm trở lại đây.
Năm 2008, Hoa Lâm được giao 37,56 ha đất tại Quận Bình Tân (TPHCM) để xây dựng “Thành phố y tế” với 6 bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế và nhiều trung tâm dịch vụ đi kèm. Khu đất rộng lớn cách Quận 1 trung tâm 11km được thiết kế dựa trên ý tưởng xây dựng các bệnh viện tư nhân kết hợp với các khu thương mại, khu nhà ở và các tiện ích khác
Dự án Khu y tế kỹ thuật cao có tổng đầu tư 1 tỷ USD được phát triển bởi liên doanh Hoa Lâm – Shangri La. Liên doanh này do Hoa Lâm hợp tác với Aseana Properties, tập đoàn chuyên đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam và Malaysia.
Đến nay 2 bệnh viện City International Hospital và Gia An 115 đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Liên doanh cũng đã hợp tác với tập đoàn bán lẻ AEON của Nhật Bản để xây dựng AEON mall Bình Tân trị giá 130 triệu USD vào năm 2013. Nằm cạnh trung tâm thương mại này, một dự án căn hộ Aio City cũng đang được xây dựng.
Ngoài dự án này, Tập đoàn Hoa Lâm còn sở hữu nhiều bất động sản khác như tòa nhà cao văn phòng Lim Tower 1, Lim Tower 2, tòa nhà Vietbank tại TP.HCM và có mối liên hệ với nhiều dự án khác như tòa nhà Lim Tower 3 hay dự án căn hộ Kingdom 101.
Hai bệnh viện đầu tiên tại Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm - Shangri La hoạt động ra sao?
HDBank và ePass ra mắt thẻ vạn năng '3 trong 1'
HDBank chính thức ra mắt "thẻ vạn năng" HDBank ePass3in1, góp phần cách mạng hóa thanh toán phí giao thông không dừng tại Việt Nam.
Sacombank Pay phiên bản mới với nhiều tính năng nổi bật
Sacombank chính thức ra mắt phiên bản 2.4.2 của ứng dụng Sacombank Pay, mang đến những cải tiến vượt trội nhằm nâng cao trải nghiệm ngân hàng số cho khách hàng.
Đầu tư vào Gen Z là đầu tư cho tương lai doanh nghiệp
Đầu tư vào Gen Z giờ đây không còn là một lựa chọn, mà là chiến lược bắt buộc để doanh nghiệp thành công trong tương lai.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 65 tỷ USD trong năm tới
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,4 – 3,5% trong năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64 – 65 tỷ USD.
Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?
Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới.
Xuất khẩu gạo 2025 gặp nhiều thách thức
Sự trở lại của các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu nhập khẩu bị thu hẹp sẽ khiến xuất khẩu gạo gặp nhiều thách thức trong năm tới.
Lotte Finance gỡ nút thắt nguồn vốn kinh doanh nhượng quyền
Gỡ nút thắt nguồn vốn, mô hình nhượng quyền tại Việt Nam sẽ không chỉ mở rộng nhanh chóng mà còn tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm mới.