Tiêu điểm
Ba xu hướng dài hạn thúc đẩy kinh tế Đông Nam Á
Bên cạnh sự phục hồi của ngành du lịch, xu hướng về thương mại, chuyển dịch sang cân bằng phát thải và chuyển đổi số, được đánh giá sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á trong các thập kỷ tới.
Suốt 18 tháng của chu kỳ tăng lãi suất kỷ lục, triển vọng kinh tế Đông Nam Á vẫn tiếp tục nổi bật, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với lạm phát cao và nhu cầu tiêu dùng thấp.
HSBC trong dự báo mới nhất nhận định, sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam, sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,8% trong năm tới.
Con số này vượt xa mức tăng trưởng dự kiến ở các nước phát triển, tương ứng là 1,1% vào năm 2023 và 0,7% vào năm 2024.
Những con số này đặc biệt ấn tượng, nhất là khi dòng tiền từ du lịch không chảy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á như dự kiến, theo bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp khu vực Nam và Đông Nam Á của HSBC châu Á – Thái Bình Dương.
Sự phục hồi của ngành du lịch chắc hẳn là một sự kiện đáng mong đợi toàn Đông Nam Á. Cùng với đó, bà Amanda Murphy trong phân tích mới nhất cho rằng, ba xu hướng dài hạn sẽ đảm bảo khu vực năng động này vẫn là “cỗ máy” tăng trưởng của thế giới, bao gồm thương mại, chuyển dịch sang cân bằng phát thải và chuyển đổi số.
Thứ nhất về thương mại, Đông Nam Á đã trải qua một giai đoạn dài với tư cách là một trung tâm sản xuất, và hiện chiếm khoảng 8% xuất khẩu toàn cầu. Từ năm 2020, khu vực này đã "soán ngôi" Liên minh châu Âu (EU) trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Khu vực này cũng đang hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhờ nằm ở vị trí giao lộ của hai thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới là RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) và CPTPP (Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương).

Cụ thể, với ưu đãi cắt giảm thuế quan và quy tắc xuất xứ hàng hóa thân thiện tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, RCEP đang gia tăng sức hấp dẫn của Đông Nam Á trong vai trò là một cơ sở sản xuất, và ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra điều này.
Một khảo sát gần đây của HSBC cho biết, trong vòng 12 – 24 tháng tới, doanh nghiệp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ đặt 1/4 chuỗi cung ứng của họ tại Đông Nam Á, tăng hơn so với mức chỉ khoảng 1/5 trong năm 2020.
Bà Amanda Murphy đánh giá, trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm sự đa dạng về địa lý và áp dụng chiến lược Trung Quốc+1, Đông Nam Á sẽ tiếp tục giành thêm thị phần trong đầu tư trực tiếp toàn cầu, khi tâm điểm của sản xuất toàn cầu tiếp tục dịch chuyển.
Thứ hai là chuyển dịch sang cân bằng phát thải – một xu hướng lớn khác đang mang lại những cơ hội khổng lồ, khi Đông Nam Á đang nỗ lực vươn lên trong cuộc đua “xanh hóa lưới điện”.
Indonesia và Việt Nam – hai trong số các quốc gia sử dụng nhiều than đá nhất thế giới – đã công bố tham gia Thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP). Mô hình tài trợ mới này sẽ giúp huy động hàng chục tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư, thúc đẩy giảm phát thải carbon của ngành điện, và hỗ trợ chuyển dịch năng lượng của hai nước này.
Sáng tạo trong công nghệ sạch cũng đang phát triển nhanh chóng tại Đông Nam Á. Theo đó, công nghệ sạch đang trong giai đoạn cao trào phát triển mạnh mẽ và cùng với công nghệ tài chính (fintech), các doanh nghiệp trong khu vực có cơ hội nội địa hóa công nghệ của thế giới và phổ biến rộng rãi cho thị trường trong nước; đầu tư và hỗ trợ tài chính sẽ càng góp phần thúc đẩy sự phát triển và mức độ phổ biến.
Yếu tố dài hạn thứ ba giúp hỗ trợ kinh tế Đông Nam Á là chuyển đổi số.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022, Đông Nam Á sở hữu nền kinh tế số sôi động, trị giá gần 200 tỷ USD tính đến năm 2022 và kỳ vọng sẽ vượt mốc 300 tỷ USD vào năm 2025.
Với 460 triệu dân (trong tổng số 600 triệu người) sử dụng internet, các doanh nghiệp đang chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm đáp ứng được thay đổi trong hành vi của khách hàng .
Nếu như trước đại dịch, thương mại điện tử vốn chưa đóng vai trò thiết yếu lắm trong cuộc sống, thì Covid đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện trên nền tảng số của một doanh nghiệp.
Bà Amanda Murphy đánh giá, sự chuyển dịch sang mô hình D2C, hay còn gọi là trực tiếp đến khách hàng (direct-to-consumer), cho phép doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn hoạt động bán hàng, marketing và đặc biệt là dữ liệu khách hàng – một yếu tố vốn không chỉ mang lại các phân tích theo thời gian thực, mà còn đưa đến những dự báo chính xác.
“Một trung tâm kinh tế có nhiều đặc điểm thuận lợi về nhân khẩu học như Đông Nam Á sẽ có đủ điều kiện để nắm bắt các cơ hội kinh doanh khởi nguồn từ ba xu hướng dài hạn này”, bà Amanda Murphy nhấn mạnh.
Động lực tăng trưởng chính tiếp tục suy yếu
Meliá mở khu nghỉ dưỡng xa xỉ thứ hai Đông Nam Á tại Việt Nam
Gran Meliá Nha Trang là khu dinh thự đầu tiên mang thương hiệu sang trọng tại Việt Nam, và là khách sạn thứ hai ở Đông Nam Á của Meliá Hotels International.
Nguy cơ đánh mất vị thế của các tập đoàn đa ngành Đông Nam Á
Dù lợi nhuận trong các lĩnh vực chủ chốt đang suy giảm trong suốt một thập kỷ qua, các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á vẫn còn chậm chân trong tái phân bổ nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Startup Đông Nam Á chung tay giải bài toán năng lượng xanh
Ở Đông Nam Á, đầu tư vào công nghệ khí hậu đang tăng tốc khi một số tập đoàn và quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn vào các startup để phát triển các giải pháp giải quyết các thách thức về môi trường.
Năm bùng nổ ngân hàng số tại Đông Nam Á
Sự ra đời ngày một nhiều của các ngân hàng số được dự báo sẽ buộc các ngân hàng truyền thống phải dành nhiều nguồn lực hơn cho quá trình chuyển đổi số ngân hàng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Giá vàng hôm nay 29/4: Tăng lần thứ hai trong ngày
Giá vàng hôm nay 29/4 bất ngờ tăng thêm vào gần giờ trưa ở tất cả các nhà bán thêm từ 200.000 – 500.000 đồng/lượng.