Nguy cơ đánh mất vị thế của các tập đoàn đa ngành Đông Nam Á

Tùng Anh Chủ nhật, 26/03/2023 - 10:51

Dù lợi nhuận trong các lĩnh vực chủ chốt đang suy giảm trong suốt một thập kỷ qua, các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á vẫn còn chậm chân trong tái phân bổ nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á khá “trung thành” với các lĩnh vực mà họ đã quen thuộc

Giai đoạn 2002 – 2011, các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á đã thực sự vượt trội khi ghi nhận mức tổng lợi nhuận của cổ đông (TSR) trung bình đạt 34%, trong khi con số được ghi nhận tại các doanh nghiệp đa ngành còn lại của thế giới chỉ ở mức 14%.

Theo nghiên cứu của EY-Parthenon, con số này đạt được là nhờ vào lợi thế vốn có ở khu vực Đông Nam Á vào đầu những năm 2000. Mặc dù quy mô nhỏ hơn, sở hữu ít công ty con hơn và số lượng ngành nghề kinh doanh giới hạn hơn nhưng họ có khả năng tiếp cận dễ dàng nguồn vốn, gắn kết chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và tiếp cận sớm hơn các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như bất động sản, thương mại hàng hóa và các ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, những lợi thế vốn có đang nhanh chóng giảm dần và khoảng cách về TSR họ tạo ra với các tập đoàn đa ngành ở những khu vực khác của thế giới cũng co lại đáng kể, từ 20% xuống chỉ còn 3% trong giai đoạn một thập kỷ vừa qua.

Cấu trúc doanh thu của các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á thường không có sự thay đổi đáng kể, vẫn khá “trung thành” với các lĩnh vực mà họ đã quen thuộc. Cụ thể, 80% doanh thu của họ tập trung vào các lĩnh vực bất động sản, hàng tiêu dùng, công nghiệp và năng lượng - những lĩnh vực có mức lợi nhuận suy giảm trong thập kỷ vừa qua.

Trong khi đó, họ không tỏ ra mấy hào hứng với các lĩnh vực mới nổi như chăm sóc sức khỏe, công nghệ, truyền thông và viễn thông (TMT) là những lĩnh vực tạo ra lợi nhuận rất cao trong thập kỷ qua.

Bên cạnh đó, các tập đoàn đa ngành Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các công ty kinh doanh chuyên ngành và các công ty trong hệ sinh thái khởi nghiệp với các mô hình kinh doanh đột phá.

Trong 10 năm qua, các công ty kinh doanh chuyên ngành đã đạt được lợi nhuận cao hơn so với các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực truyền thống và mới nổi do thực hiện phân bổ nguồn lực và vận hành linh hoạt hơn, tận dụng cơ hội để tăng trưởng doanh thu và tiếp cận khách hàng tốt hơn. Họ thậm chí còn trở nên vượt trội hơn các tập đoàn Đông Nam Á với TSR cao hơn tới 37% trong một số lĩnh vực.

Theo ông Sriram Changali, Lãnh đạo dịch vụ tạo giá trị cho khách hàng của EY ASEAN, khoảng cách về TSR là một dấu hiệu cho thấy hoạt động kém hiệu quả của các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á.

“Tuy nhiên, một nghiên cứu sâu hơn cho thấy, một số tập đoàn đa ngành có thể liên tục giữ vững được phong độ. Do đó, các tập đoàn đa ngành Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều cơ hội để hiểu rõ ưu điểm của mình, từ đó nâng cao hiệu suất”, ông Sriram Changali khẳng định.

Theo đó, các tập đoàn ở Đông Nam Á nên tích cực tìm kiếm cơ hội và đầu tư vào các lĩnh vực, thị trường mới nổi hơn để phát triển mạnh mẽ trong tương lai cũng như loại bỏ những khoản thua lỗ khỏi bảng cân đối kế toán.

Từ nghiên cứu sâu đặc điểm của các tập đoàn đa ngành ở Đông Nam Á, chuyên gia của EY-Parthenon đề xuất 4 chiến lược trụ cột mà các tập đoàn này có thể tập trung để xoay chuyển tình hình.

Một là xây dựng chiến lược phân bổ nguồn vốn linh hoạt để đảm bảo danh mục đầu tư trong tương lai và tăng cường tiếp cận đến các lĩnh vực mang lại cơ hội tăng trưởng cao hơn như công nghệ và chăm sóc sức khỏe, và cả các lĩnh vực có tỷ suất cổ tức thấp, rủi ro thấp và sử dụng nhiều vốn.

Hai là xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số để để tạo giá trị xuyên suốt trong danh mục đầu tư, gia tăng năng suất và tạo các nguồn doanh thu mới cũng như bắt đầu đầu tư vào năng lực hợp tác, liên danh.

Ba là thiết lập tư duy tạo ra giá trị bền vững bằng cách tích hợp tính bền vững vào doanh nghiệp như một chiến lược tổng thể dài hạn gắn liền với từng hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Bốn là hướng tới các mô hình kinh doanh ít tài sản và chuyển sang triển khai vốn của bên thứ ba. Việc chuyển từ các tập đoàn có bảng cân đối kế toán khổng lồ sang trở thành các nhà quản lý tài sản với chất lượng thu nhập được cải thiện và dòng tiền ổn định cũng là một hướng đi được đánh giá cao ở một số tập đoàn đa ngành tại Đông Nam Á trong thời gian gần đây.

Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Tiêu điểm -  1 năm
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, tại Việt Nam, các doanh nghiệp càng lớn thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Tiêu điểm -  1 năm
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, tại Việt Nam, các doanh nghiệp càng lớn thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
Phát Đạt phát triển thành tập đoàn đa ngành

Phát Đạt phát triển thành tập đoàn đa ngành

Bất động sản -  3 năm

Từ ngành nghề cốt lõi là bất động sản dân dụng, Công ty CP phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR - HOSE) đã tiến tới quy mô tập đoàn với việc mở rộng đầu tư sang mảng bất động sản công nghiệp và năng lượng tái tạo.

Đừng vội vàng đầu tư đa ngành khi không có kiến trúc thương hiệu

Đừng vội vàng đầu tư đa ngành khi không có kiến trúc thương hiệu

Leader talk -  3 năm

Thế giới đang trong quá trình thay đổi đột biến, cơ hội và rủi ro xảy ra cùng lúc. Nếu doanh nghiệp không tỉnh táo hoạch định chiến lược kinh doanh bài bản, rủi ro và thất bại xảy ra với xác suất rất cao.

Thất bại của ‘quả đấm thép’ và tư duy mới về đầu tư đa ngành

Thất bại của ‘quả đấm thép’ và tư duy mới về đầu tư đa ngành

Leader talk -  6 năm

Những chuyển biến trong tư duy đầu tư của các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam rất đáng ghi nhận trong bối cảnh Forbes vừa xếp hạng bốn doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam vào danh sách tỷ phú thế giới.

'Doanh nghiệp đầu tư đa ngành hiện nay 99% sẽ thất bại'

'Doanh nghiệp đầu tư đa ngành hiện nay 99% sẽ thất bại'

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Đó là khẳng định của ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin trước bài toán kinh doanh đa ngành hay chuyên nghề của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  15 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  19 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  19 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  19 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?