Sở hữu trí tuệ

Bản quyền World Cup nữ 2023: Có hiện tượng phân biệt đối xử?

Hương Giang Thứ hai, 05/06/2023 - 08:15

Mặc dù 155 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, đã sở hữu bản quyền phát sóng chương trình World Cup nữ 2023, 5 quốc gia châu Âu lại đối diện với nguy cơ bị cắt sóng. Đáng ngạc nhiên, động thái này có thể liên quan đến sự phân biệt đối xử giữa bóng đá nam và bóng đá nữ.

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam trong Sea Games 32 (Ảnh: Người lao động)

Không cần phải chờ đến phút chót như trong trường hợp của World Cup bóng đá nam, người hâm mộ Việt Nam hiện đã có thể yên tâm rằng họ sẽ được trải nghiệm trọn vẹn World Cup nữ 2023.

Gần đây, công ty truyền thông VMG Media của Việt Nam đã thành công mua bản quyền truyền hình cho giải đấu diễn ra tại Australia và New Zealand từ ngày 20/7 đến 20/8 tới. Điều này đồng nghĩa với việc những người yêu bóng đá sẽ được thưởng thức không khí của World Cup lần đầu tiên và cổ vũ cho đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại bảng E cùng với đương kim vô địch Mỹ, á quân Hà Lan và Bồ Đào Nha.

Bên lề sự kiện, câu chuyện về bản quyền World Cup cũng là một chủ đề tương đối thú vị khi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã hoàn tất các thủ tục mua bản quyền từ lâu, trong khi những đại gia ở châu Âu có thể sẽ mất cơ hội phát sóng.

Theo tờ báo Le Monde của Pháp, những quốc gia này bao gồm: Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Pháp. Đây là những quốc gia chỉ trả từ 2 đến 4 triệu euro cho bản quyền truyền hình World Cup nữ 2023. Số tiền này có khoảng cách khá xa so với mong đợi của Chủ tịch FIFA Gianni Infantino, người cho rằng giá trị của bản quyền nên từ 8 đến 10 triệu euro.

Trong một tuyên bố vào đầu tháng 5, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino cho biết việc các đài truyền hình ở những quốc gia này đưa ra mức giá thầu thấp hơn ít nhất 100 lần so với bản quyền World Cup bóng đá nam là điều "không thể chấp nhận được".

World Cup nữ 2023là lần đầu tiên các đài truyền hình trên toàn cầu phải mua gói bản quyền riêng biệt cho World Cup bóng đá nữ. Đây là một nỗ lực của FIFA trong việc cố gắng thương mại hóa giải đấu hàng đầu thế giới dành cho phụ nữ. Trước đây, bản quyền chương trình này thường được bao gồm trong các gói tiện ích bổ sung khi các đài truyền hình mua bản quyền World Cup bóng đá nam.

"Việc các đài truyền hình quốc gia và đài tư nhân này đưa ra mức giá thầu cho bản quyền World Cup bóng đá nữ thấp hơn khoảng 100 lần so với bản quyền World Cup bóng đá nam là điều không thể chấp nhận được", Chủ tịch FIFA cho biết.

"Nhiều đài truyền hình trong số này thường lên tiếng về sự bình đẳng, nhưng lại đưa ra gói giá thầu bản quyền World Cup bóng đá nữ ít hơn 100 lần so với bóng đá nam, mặc dù số lượng người xem tương đương. Điều này là không thể chấp nhận được", Chủ tịch FIFA Gianni Infantino nhấn mạnh.

Theo ông Infantino, FIFA đang đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 4 năm để phát triển bóng đá nữ trên toàn cầu.

"Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được giải pháp cho vấn đề này, nhưng điều quan trọng là mọi người phải hành động cụ thể thay vì lời nói. Ngoài ra, chúng ta cần bắt đầu xem xét bóng đá nữ theo một cách công bằng hơn, tương tự như cách chúng ta đã làm với bóng đá nam", ông Infantino thêm.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng những quốc gia này cũng có lý do của riêng họ. Với việc World Cup 2023 được tổ chức tại Australia & New Zealand, do chênh lệch múi giờ, khán giá châu Âu sẽ phải theo dõi các trận đấu vào khoảng từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.

Đây là khung giờ không thuận lợi, gây tụt giảm lượng người xem và doanh thu quảng cáo. Do đó, có thể các nhà đài không muốn đầu tư quá nhiều cho một giải đấu có tỷ lệ sinh lời không cao.

Chiến lược bản quyền: Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của các SME (phần II)

Chiến lược bản quyền: Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của các SME (phần II)

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Khi không nhận thức được tầm quan trọng của việc lập chiến lược và quản trị bản quyền, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) rất có thể sẽ phải chịu những tác động tiềm ẩn của việc không ưu tiên bảo vệ bản quyền trên những góc độ pháp lý và kinh doanh.

Chiến lược bản quyền: Lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp SME (phần I)

Chiến lược bản quyền: Lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp SME (phần I)

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong bối cảnh kinh doanh phát triển nhanh chóng ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là xương sống của tăng trưởng kinh tế và đổi mới. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, nhiều doanh nhân có thể đã bỏ qua vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ (IP) trong việc bảo vệ ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ của họ.

EU đề xuất quy tắc bản quyền mới đối với AI tạo sinh

EU đề xuất quy tắc bản quyền mới đối với AI tạo sinh

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Theo một dự thảo mà EU đề xuất, những công ty triển khai các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT sẽ phải tiết lộ tất cả những tài liệu có bản quyền được sử dụng để phát triển hệ thống. Thỏa thuận này là hoạt động điều chỉnh luật pháp bản quyền về trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

Ed Sheeran thắng vụ kiện vi phạm bản quyền với ca khúc 'Thinking Out Loud'

Ed Sheeran thắng vụ kiện vi phạm bản quyền với ca khúc "Thinking Out Loud"

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Mới đây, Hội đồng xét xử quận Manhattan đã nhận định rằng ca khúc nổi tiếng của ca sĩ Ed Sheeran mang tên "Thinking Out Loud" không vi phạm bản quyền ca khúc kinh điển "Let's Get It On" của Marvin Gaye sau 6 năm kể từ khi vụ kiện diễn ra.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  3 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  3 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  7 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  7 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.