Ed Sheeran thắng vụ kiện vi phạm bản quyền với ca khúc "Thinking Out Loud"
Hoàng An
Thứ hai, 08/05/2023 - 14:02
Mới đây, Hội đồng xét xử quận Manhattan đã nhận định rằng ca khúc nổi tiếng của ca sĩ Ed Sheeran mang tên "Thinking Out Loud" không vi phạm bản quyền ca khúc kinh điển "Let's Get It On" của Marvin Gaye sau 6 năm kể từ khi vụ kiện diễn ra.
Vụ kiện giữa những người thừa kế của tác giả và đồng tác giả ca khúc “Let’s Get It On” và nam ca sĩ Ed Sheeran đã nhận được sự quan tâm rất lớn của giới làm nhạc và công chúng bởi kết quả của vụ việc này sẽ tạo ra một tiền lệ cóthể làm thay đổi ngành âm nhạc thế giới.
Ăn cắp “trái tim” của một bản nhạc?
Cụ thể, năm 2017, những người thừa kế của đồng tác giả và nhà soạn nhạc Ed Townsend đã đệ trình lên tòa án rằng Sheeran đã sử dụng trái phép “trái tim” - tức là “sự tiến triển hài hòa” và “các yếu tố giai điệu và nhịp điệu” của bài hát “Let’s Get It On” - trong bài hát của mình.
Trên thực tế, Ed Sheeran bị buộc tội sao chép cấu trúc âm nhạc trong bài hát của Gaye chứ không phải lời hay cảm nhận tổng thể về bài hát đó. Theo tờ Associated Press, bồi thẩm đoàn chỉ cân nhắc xem liệu Ed Sheeran có sao chép cấu trúc âm nhạc đó hay không. Trong đó, cấu trúc này được thể hiện trên bản nhạc có trong hồ sơ của Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO).
Trong đơn kiện của mình, phía nguyên đơn tuyên bố Sheeran đã sao chép cấu trúc này của “Let’s Get It On” và “lặp lại điều đó liên tục xuyên suốt bài hát 'Thinking Out Loud'. Sự giống nhau không thể chối cãi giữa hai bài hát đã được các chuyên gia trong ngành âm nhạc quan sát trước đây, thể hiện qua nhiều phương tiện truyền thông xã hội và các bài báo về vấn đề này”, đơn kiện cho biết.
Vào tháng trước, trả lời tờ CBS News, con gái của Ed Townsend, bà Kathryn Townsend Griffin, cho biết: “Những điều như thế này phải dừng lại. Thế giới ngày nay đã có quá nhiều sự hỗn loạn, trong khi đó chúng ta vẫn phải ngồi đây lo lắng về những người ăn cắp tài sản trí tuệ của người khác”.
Theo Ben Crump, một luật sư dân quyền nổi tiếng đại diện cho gia đình Townsend, “Thinking Out Loud” là minh chứng cho lịch sử chiếm đoạt tác phẩm của các nghệ sĩ Da đen.
Luật sư Crump cho biết: “Từ lâu, các nghệ sĩ da đen đã sáng tạo, truyền cảm hứng và truyền bá âm nhạc ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Và gia đình của Ed Townsend tin rằng việc Ed Sheeran xâm phạm bản quyền bài "Let's Get It On” là một trong những ví dụ khác về việc các nghệ sĩ khai thác tài năng và tác phẩm của các ca sĩ và nhạc sĩ da đen.”
Chất liệu không độc bản trong những bài hát pop
Ed Sheeran đã bác bỏ những cáo buộc này. Nam ca sĩ khẳng định rằng “trái tim” của “Let's Get It On” chỉ bao gồm các yếu tố thông thường của những bài hát nổi tiếng. Đây không phải là những yếu tố "độc nhất, nguyên bản hoặc có thể bảo vệ".
Theo The Guardian, Sheeran đã xuất hiện trước tòa để tự bào chữa cho mình trong tuần vừa quá. Nam ca sĩ lập luận rằng "hầu hết chất liệu và cấu trúc của các bài hát pop tương đối phù hợp với nhau". Điển hình, "Let It Be" của The Beatles và "No Woman, No Cry" của Bob Marley là hai tác phẩm có cấu trúc tương đương.
“Nếu tôi làm những gì mà họ đang buộc tội, tôi sẽ là một thằng ngốc khi đứng trên sân khấu trước 20.000 người và làm điều đó,” Ed Sheeran khai trước tòa.
Theo thời báo New York, Ed Sheeran đã mang theo một cây đàn guitar và chơi chuỗi bốn hợp âm của “Thinking Out Loud”. Alexander Stewart, nhà âm nhạc học của phía nguyên đơn, lập luận rằng hợp âm thứ hai của Sheeran giống với hợp âm thứ ở cùng vị trí trong quá trình "Let's Get It On".
Ed Sheeran được cho là đã trình diễn một phiên bản có hợp âm trưởng mà anh ấy đã chơi ở “mọi buổi biểu diễn”. Theo tờ Times, anh ấy đã "hơi nhăn mặt" khi chơi phiên bản phụ mà nhà âm nhạc học Stewart gợi ý.
Khi phiên tòa diễn ra, Sheeran đã quay lại khán đài với cây đàn guitar của mình. Theo tờ Daily Beast, Ed Sheeran đã sử dụng màn trình diễn nhiều bản kết hợp để làm lời khai. Trong màn trình diễn này, nam ca sĩ trình diễn bài nhạc "Thinking Out Loud" và một bài hát của ca sĩ, nhạc sĩ Van Morrison – người mà Ed Sheeran tuyên bố rằng thực sự là nguồn cảm hứng của bài hát.
Ed Sheeran cho biết các nhà sản xuất của anh gọi "Thinking Out Loud" là "giai điệu của Van Morrison" vì giọng của anh đôi khi giống ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Ireland. Tờ The Beast cho biết các bồi thẩm viên "có vẻ thích thú" trong suốt buổi biểu diễn.
Trước những câu hỏi của luật sư bào chữa cho mình Ilene Farkas, Ed Sheeran khẳng định việc bị buộc tội ăn cắp bản quyền bài hát "thực sự là một sự xúc phạm."
Nhóm pháp lý đại diện cho Sheeran khẳng định rằng nhiều bài hát có cấu trúc giống nhau bởi vì nhạc pop có một số yếu tố cấu trúc đặc trưng. “Hai bài hát có một tiến trình hợp âm tương tự và không thể bảo vệ, vì vậy một cấu trúc âm nhạc như vậy nên được cung cấp miễn phí cho tất cả các nhạc sĩ,” AP dẫn lời luật sư của Ed Sheeran trong hồ sơ tòa án.
Làn sóng các vụ kiện bảnquyền âm nhạc tại thị trường US – UK
Một làn sóng những vụ kiện bản quyền âm nhạc đang trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp âm nhạc vài năm qua.
Gia đình của ca sĩ, nhạc sĩ Marvin Gaye đã từng kiện các nghệ sĩ khác về vi phạm bản quyền - và thắng. Những người thừa kế của ông đã chiến thắng trong vụ kiện ca sĩ Robin Thicke và nhà sản xuất Pharrell Williams với số tiền 7,4 triệu đô la vào năm 2015 vì sử dụng một số yếu tố trong ca khúc "Got to Give It Up" của Gaye trong bài hit "Blurred Lines". Phán quyết cũng đã trao cho gia đình của Gaye 50% lợi tức bản quyền từ "Blurred Lines" trong tương lai.
Tuy nhiên, những vụ kiện bản quyền gần đây đang cho những kết quả rất khác.
Taylor Swift đã đối mặt với một vụ kiện tương tự vào năm 2017 với ca khúc "Shake It Off," vụ kiện đã được giải quyết và bãi bỏ vào năm ngoái. Led Zeppelin cũng bị kiện vào năm 2014 vì giai điệu nổi tiếng "Stairway to Heaven" bởi người thừa kế của cựu nghệ sĩ Randy California - tay guitar chính của ban nhạc Spirit thập kỷ 1960, với cáo buộc sao chép một phần trong ca khúc "Taurus" của ông. Tòa phúc thẩm năm 2020 đã ra phán quyết ủng hộ Led Zeppelin.
Trước đó, Ed Sheeran cũng từng không ít lần phải đối mặt với những cuộc chiến pháp lý liên quan đến âm nhạc của mình và giành chiến thắng. Trong một vụ kiện liên quan đến bài hát "Shape of You" của nam ca sĩ vào năm 2022, một vị thẩm phán đã ra phán quyết rằng Ed Sheeran không sao chép bài hát "Oh Why" của nghệ sĩ nhạc rap của Anh Sami Switch sau khi nhạc sĩ này buộc tội Sheeran đạo nhạc một phần quan trọng của bài hát. Ed Sheeran cũng bị kiện vì đĩa đơn "Photograph", vào năm 2016. Vụ kiện đã được giải quyết ngoài tòa.
Sau chiến thắng trong vụ kiện vào năm 2022, Sheeran đăng video trên Instagram của mình bày tỏ sự lo ngại về làn sóng gần đây của các vụ kiện bản quyền âm nhạc, và cho rằng điều này "thực sự đang gây tổn hại đối với ngành sáng tác nhạc."
Vào ngày thứ Năm, ngày 4/5, Ed Sheeran và Kathryn Townsend Griffin, một nguyên đơn trong vụ kiện, đã trao nhau một cái ôm sau khi ban hội thẩm ra phán quyết.
"Tôi thấy rất vui vì chúng tôi đã có thể giải quyết những tranh cãi này một cách rất hòa bình," bà Griffin nói sau khi ra khỏi tòa. Bà còn cho biết Sheeran đã mời bà đến xem một trong những buổi biểu diễn sắp tới của anh.
Trong thời đại toàn cầu hóa, bảo vệ sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong năm qua, 18,6% đối tác bán hàng Việt Nam của Amazon đã được bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản cũng như các khu vực khác.
Tại Việt Nam, trong 20 năm qua, số lượng phụ nữ được phong học hàm giáo sư đã tăng từ 4,3% lên 15,3%, số lượng phụ nữ tham gia các tổ chức nghiên cứu của cả nước đã tăng lên gần 50%. Sự tăng trưởng nhanh chóng đó cho thấy phụ nữ Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động đổi mới sáng tạo.
Một báo cáo gần đây cho thấy ngày càng có nhiều đương sự nước ngoài chọn giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ quốc tế tại Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, điều này cho thấy các nhà sáng tạo nước ngoài đang ngày càng công nhận và tin tưởng vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc.
Vừa qua, tại Thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về SHTT năm 2022, đồng thời bàn thảo những định hướng lớn cho hoạt động SHTT trong năm 2023, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.