Doanh nghiệp
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Tập đoàn Hoa Sen là một trong những doanh nghiệp niêm yết tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên sớm nhất năm 2025. Tuy nhiên, tâm điểm của đại hội năm nay không phải hoạt động kinh doanh mà lại là thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ.
Tập đoàn dự kiến mua lại 50 – 100 triệu cổ phiếu, tối đa là 30% cổ phần đã phát hành theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Với hơn 600 triệu cổ phiếu lưu hành trên thị trường, số lượng cổ phiếu quỹ Hoa Sen có thể mua lại là từ 50 – 180 triệu cổ phiếu. Mục đích là nhằm “dự phòng để bảo vệ lợi ích của cổ đông trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của tập đoàn Hoa Sen”.
Với mức giá hiện tại quanh 18.000 đồng/cổ phiếu, kế hoạch của Hoa Sen có thể tiêu tốn tới vài nghìn tỷ đồng.
Theo quy định mới, khi các công ty mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, số cổ phiếu này sẽ bị hủy và công ty sẽ giảm vốn điều lệ tương ứng.
Trong trường hợp của Hoa Sen, nếu doanh nghiệp mua tối đa số cổ phiếu quỹ được phép thì vốn điều lệ sẽ giảm từ hơn 6.200 tỷ đồng xuống còn hơn 4.300 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng phải chi trả số tiền tương ứng cho hoạt động này.
Hoa Sen khẳng định bản thân có nguồn lực để thực hiện hoạt động này. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng xác nhận điều này khi chỉ riêng tiền gửi ngân hàng, Hoa Sen đã có gần 1.500 tỷ đồng.
Tất nhiên, kế hoạch được thông qua không có nghĩa là Hoa Sen chắc chắn sẽ mua vào cổ phiếu quỹ. Năm 2021, chính Hoa Sen cũng từng bày tỏ ý định mua vào 22 triệu cổ phiếu quỹ, nhưng thực tế doanh nghiệp không thực hiện giao dịch nào.
“Năm nay xin nhưng chưa chắc đã mua nếu cổ phiếu lên 19.000 – 20.000 đồng, nhưng chúng tôi vẫn phải xin ý kiến cổ đông để thực hiện khi cần thiết”, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen cho biết.
Tạm gác lại câu chuyện có mua lại cổ phiếu quỹ hay không, kế hoạch của Hoa Sen Group đang cho thấy doanh nghiệp tôn mạ này đang thiếu đi ý tưởng sử dụng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.
Triển vọng kinh doanh ảm đạm
Trong khi đưa ra một kế hoạch đầu tư tài chính lớn, thông điệp mà ông Vũ đưa ra về ngành tôn mạ tại đại hội cổ đông năm nay không mấy tích cực.
“Tôn thép giỏi lắm chỉ đi ngang, còn xu thế chung là đi xuống”, ông Vũ cho biết. Người đứng đầu Hoa Sen Group cũng cho biết năm 2025 là năm rất khó khăn với xuất khẩu tôn – thép khi phải đối mặt với nhiều bất ổn địa chính trị và chiến tranh thương mại.
Gần đây, Việt Nam đã áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Trung Quốc, mức thuế dao động 19,38 - 27,83%. Các quốc gia nhập khẩu như Mỹ, Canada hay EU cũng tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép tại thị trường trong nước thấp, nguồn cung sản phẩm tôn, thép đang dư thừa. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng gay gắt, khó đảm bảo biên lợi nhuận.
Với Hoa Sen, tăng trưởng của doanh nghiệp trong 10 năm qua chủ yếu đến nhờ xuất khẩu, với tỷ trọng trên dưới 60%.
Tuy nhiên, theo ông Vũ, thép xuất khẩu đi Mỹ gặp ba vấn đề. Bên cạnh việc bị áp thuế 25% từ năm 2018, các sản phẩm tôn thép đang phải đối mặt hai vụ kiện chống trợ cấp chính phủ, một vụ kiện chống bán phá giá cuối năm nay mới có kết quả
Trước đây, Hoa Sen xuất khẩu khoảng 15.000-20.000 tấn mỗi tháng sang Mỹ, còn bây giờ không thể đạt mức này.
Tương tự, thị trường châu Âu cũng rất khó khăn, sản lượng xuất khẩu trước đây 20.000 -30.000 tấn/tháng, bây giờ chỉ còn 15.000 - 20.000 tấn/tháng.
Xu thế của hiện tại và trung hạn là xuất khẩu vẫn rất khó với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn như Hoa Sen.
Trước khó khăn đó, trong niên độ tài chính 2024 – 2025 (niên độ tài chính của Hoa Sen bắt đầu từ tháng 6), tập đoàn xác định tập trung ổn định sản xuất kinh doanh, đặc biệt là mảng tôn thép truyền thống.
Hội đồng quản trị lập hai kịch bản kinh doanh cho năm 2025. Ở kịch bản thứ nhất, sản lượng mục tiêu 1,8 triệu tấn; doanh thu thuần 35.000 tỷ và lãi sau thuế hợp nhất 400 tỷ đồng.
Ở kịch bản thứ hai, sản lượng mục tiêu 1,95 triệu tấn; doanh thu thuần 38.000 tỷ và lãi sau thuế hợp nhất 500 tỷ đồng.
Cả hai kịch bản này, quy mô doanh thu và lợi nhuận của Hoa
Sen đều thua kém so với năm 2024.
Thiếu động lực tăng trưởng
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp lại là bài toán khó với Chủ tịch Lê Phước Vũ.
Trên thực tế, không riêng gì năm nay, trong các đại hội cổ đông gần đây, chủ tịch Hoa Sen hiếm khi nói về tăng trưởng.
Siêu dự án thép Cà Ná trị giá 10 tỷ USD có thể mở ra bức tranh mới về tình hình kinh doanh cho Hoa Sen đã được công ty từ bỏ cách đây 5 năm. Tại đại hội năm nay, ông Vũ còn khẳng định “may mà không làm”.
“Giờ nhìn lại, đó là điều may vì nếu làm thì sẽ rất mệt. Chúng ta giờ không nợ nhờ không làm dự án đó”, Ông Vũ chia sẻ.
Trong các lĩnh vực khác, bước tiến của Hoa Sen cũng chưa đáng kể. Trong lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp nhiều lần tham gia sau đó lại rút lui mà không có thành tựu gì.
Lần gần đây nhất, Hoa Sen đẩy mạnh mảng bất động sản thông qua CTCP Hoa Sen Yên Bái. Tháng 5/2024, công ty này được tăng vốn lên 621 tỷ đồng để hồi sinh dự án Trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và tổ chức sự kiện Hoa Sen Yên Bái - một dự án đã được khởi động từ năm 2016.
Trong năm tài chính 2023-2024, Hoa Sen cũng đã xúc tiến đầu tư nhiều dự án tiềm năng tại Đồng Nai nhằm đón đầu làn sóng phát triển khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.
Tại đại hội đồng cổ đông năm nay, ông Vũ cho biết Hoa Sen đang làm dự án khu đô thị quy mô 600 - 700 ha, nhưng chưa thể tiết lộ cụ thể.
Chuỗi siêu thị vật liệu Hoa Sen Home, ra mắt từ năm 2021, được kỳ vọng doanh thu tỷ USD. Lúc đó, chủ tịch Lê Phước Vũ có chia sẻ lộ trình phát triển của Hoa Sen Home với mục tiêu doanh số của Hoa Sen Homes trong năm 2024 dự kiến trên 13.300 tỷ đồng, năm 2025 chạm mốc 15.000 tỷ đồng và đến 2030 là 33.000 tỷ đồng. Tăng trưởng kép bình quân hàng năm từ nay đến năm 2030 dự kiến đạt 16,3%. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống trong giai đoạn 2025 - 2030 khoảng 6.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tìm kiếm lợi nhuận thực tế cho mô hình siêu thị này không đơn giản. Có thời điểm đầu năm 2024, Hoa Sen Home phải tạm ngưng mở mới, do các cửa hàng gặp khó khăn để đạt đến điểm sinh lời. Vì vậy trong tương lai gần, Hoa Sen Home cũng chưa thể thành động lực tăng trưởng mới cho Hoa Sen.
Khoản đầu tư đáng chú ý gần đây của Hoa Sen, có lẽ là mở rộng nhà máy thép Hoa Sen Nhơn Hội tại Bình Định. Dự án được thực hiện trên phần diện tích 9,1 ha thuộc 21,8 ha của Nhà máy thép Hoa Sen Nhơn Hội tại Khu công nghiệp đô thị Nhơn Hội, với tổng vốn đầu tư 2.333 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý I/2025 đến quý II/2027.
Dự án này công suất 350.000 tấn sản phẩm/năm.
Việc thiếu đi các khoản đầu tư phù hợp vào lĩnh vực sản xuất khiến Hoa Sen rất dễ bị tổn thương khi các yếu tố đầu vào thay đổi.
Chẳng hạn, với thép cuộn cán nóng (HRC) - nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm tôn mạ của Hoa Sen, việc Việt Nam áp thuế phòng hộ chống bán phá giá lại khiến Hoa Sen thêm phần khó khăn.
Công ty chứng khoán Shinhan phân tích, mục đích lớn nhất của chính sách thuế mới này là nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép HRC trong nước, giảm rủi ro thép HRC Trung Quốc ồ ạt tràn sang Việt Nam gây cạnh tranh bất bình đẳng.
Mức thuế này được áp dụng sẽ hỗ trợ tăng sản lượng bán hàng cho các doanh nghiệp sản xuất HRC trong nước như Hòa Phát hay Formosa, và có thể khiến giá bán HRC tăng trong trung hạn.
"Tuy nhiên, các doanh nghiệp tôn mạ trong nước như Hoa Sen đang sử dụng HRC chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc làm nguyên liệu chính cho sản xuất tôn mạ và ống thép do giá cả cạnh tranh hơn. Vì vậy, việc áp thuế này có thể sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu, gây áp lực lên biên lợi nhuận của doanh nghiệp", Shinhan phân tích.
Câu chuyện áp thuế HRC mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề lớn nhất nằm ở việc chu kỳ đi lên của ngành thép đang nhen nhóm trở lại.
Công ty chứng khoán Shinhan dự báo, giá thép kỳ vọng bắt đầu chu kỳ đi lên nhờ nhu cầu thép tại Trung Quốc cải thiện và xu hướng hạ lãi suất tại các quốc gia đối tác chủ lực như Mỹ, EU, ASEAN giúp kích thích thị trường nhà ở. Mặt khác, ngành bất động sản dân dụng trong nước đang hồi phục, đặc biệt tại thị trường miền Bắc.
Trong một bức tranh nhiều màu sắc tăng trưởng, Hoa Sen vẫn đang loay hoay tìm cách ổn định nguyên liệu đầu vào và duy trì lợi nhuận.
Ngành thép sẵn sàng 'vào sóng'
Đo lường 'độ sát thương' từ chính sách thuế của Mỹ với ngành thép Việt
Các công ty phân tích nhìn nhận, chính sách thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam.
Ngành thép sẵn sàng 'vào sóng'
Đa phần các tổ chức phân tích đều đánh giá tích cực đối với những chính sách thuế áp dụng cho các sản phẩm thép mới được công bố.
'Quả đấm thép' của 'ông trùm' ngành thép
Có tổng vốn đầu tư lên tới 85.000 tỷ đồng, siêu dự án Dung Quất 2 không chỉ là mắt xích quan trọng của Hòa Phát mà còn là "quả đấm thép" ngành.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
Cách Viettel Post vươn mình từ người vận chuyển thành ông lớn logistics số
Viettel Post từ một doanh nghiệp chuyển phát truyền thống đang ấp ủ nhiều chiến lược để trở thành một hệ sinh thái logistics thông minh hàng đầu.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.