Doanh nghiệp
Ngành thép sẵn sàng 'vào sóng'
Đa phần các tổ chức phân tích đều đánh giá tích cực đối với những chính sách thuế áp dụng cho các sản phẩm thép mới được công bố.
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) có xuất xứ từ hai 'ông lớn' là Trung Quốc và Ấn Độ.
Cùng thời điểm thông tin được công bố, hàng loạt những tổ chức phân tích, đầu tư hàng đầu tại Việt Nam như công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), SSI, VietCap hay Shinhan (SSV) đã đồng loạt đưa ra những báo cáo tích cực về kết quả kinh doanh cũng như góc nhìn khả quan về triển vọng tăng trưởng của Tập đoàn Hòa Phát nói riêng và toàn ngành thép nói chung.
Thắng lợi của Hòa Phát và Formusa
Cụ thể, Bộ Công Thương đã quyết định áp mức CBPG tạm thời đối với thép HRC Trung Quốc từ 19,38 - 27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định và kéo dài trong 120 ngày.
Mặc dù có hành vi bán phá giá, nhưng do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ ở mức không đáng kể (dưới 3%), nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Năm 2024, lượng thép cán nóng nhập khẩu đạt 12,6 triệu tấn, tăng hơn 33% so với năm 2023. Đặc biệt, sau khi Bộ Công Thương khởi xướng điều tra vào tháng 7/2024, thép nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mạnh, làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đến thị trường trong nước.
Trước đó, hồi tháng 3/2024, Tập đoàn Hòa Phát và Formosa đã gửi hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ lên Cục Phòng vệ thương mại nhằm kiểm soát đà tăng nhập khẩu và bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Theo đánh giá mới nhất của VCBS, với mức thuế này, thép Trung Quốc khó có thể cạnh tranh với Hòa Phát. Tổ chức này cho rằng đây sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy mạnh mẽ sản lượng tiêu thụ của Dung Quất 2 và là thông tin tích cực đối với ‘đầu tàu’ số 1 ngành thép Việt Nam.
Được biết, đại dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát đang đi tới những bước cuối cùng để có thể đi vào hoạt động chính thức, hiện tại dự án đang dừng lại ở mức chạy thử và chờ thuế CBPG chính thức đưa ra. Sản phẩm chính của Dung Quất 2 chính là sản phẩm HRC với công suất dự kiến 5,6 triệu tấn/năm.
Sau khi dự án hoàn thành và hoạt động hết công suất sau 2-3 năm, quy mô doanh thu của tập đoàn có thể duy trì ở mức 175.000-200.000 tỷ đồng/năm với lãi ròng ước tính khoảng 20.000 tỷ đồng-25.000 tỷ đồng.
Bên cạnh tin vui từ chính sách, thép HRC Trung Quốc cũng đã có dấu hiệu giảm xuất khẩu vào Việt Nam trong trong tháng 1/2025, chỉ còn 537 nghìn tấn, giảm so với mặt bằng 800 nghìn đến 1 triệu tấn thép mỗi tháng trước đó.
Thêm nữa, thị trường bất động sản trong nước sau nhiều chính sách hỗ trợ của chính phủ và mặt bằng lãi suất thấp đã có dấu hiệu phục hồi đáng kể so với giai đoạn đóng băng trước đó. Tiêu thụ thép của Hòa Phát gắn liền với xây dựng, đầu tư công trong nước và dự kiến tiếp tục duy trì tốt.
Đồng quan điểm với VCBS về triển vọng thị trường tiêu thụ, Dung Quất 2 đi vào hoạt động và chính sách thuế CBPG được áp dụng, SSI cho rằng dự án này sẽ giúp sản lượng tiêu thụ HRC của Hòa Phát tăng 70% lên 5 triệu tấn trong năm 2025.
Đồng thời, biên lợi nhuận gộp tiếp tục được cải thiện giúp kỳ vọng lợi nhuận của Hòa Phát sẽ tăng 28% lên 15,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Doanh nghiệp tôn, mạ sẵn sàng
Trên thực tế, khác với Hòa Phát, động thái áp thuế CBPG với thép nhật khẩu từ Trung Quốc có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp tôn, mạ khi mà thép HRC vốn được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Tuy vậy, các công ty này cũng phần nào có sự chuẩn bị trước cho khả năng áp thuế ngay từ năm ngoái khi cố gắng tích trữ một lượng hàng tồn kho đáng kể.
Theo thông tin báo cáo tài chính, giai đoạn giá thép sụt giảm mạnh và đi ngang ở nền giá thấp, Hoa Sen đã duy trì lượng hàng tồn kho khoảng 10-12.000 tỷ đồng trong năm 2024, tăng trung bình 40-50% so với cùng kỳ năm 2023.
Tương tư, Nam Kim cũng gia tăng tích trữ hàng tồn kho lên mức cao nhất gần 6.700 tỷ đồng vào giai đoạn cuối năm, cao hơn trung bình 15-20% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh những kỳ vọng từ sự hồi phục thị trường bất động sản, đẩy mạnh đầu tư công, VCBS đánh giá triển vọng lãi suất hạ trên toàn thế giới giúp kích thích thị trường nhà ở tại các quốc gia đối tác chủ lực của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, ASEAN.
Điều này tiếp tục là bàn đạp cho thị trường xuất khẩu thép thuận lợi và duy trì được mức sản lượng tốt trong các quý tiếp theo, đặc biệt với các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu cao như Nam Kim, Hoa Sen …
Ngoài ra, yếu tố thay đổi lớn tới nhu cầu thép toàn thế giới tới từ Trung Quốc sau biện pháp kích thích lớn nhất từ đại dịch. VCBS cho rằng, nhu cầu cho ngành thép Trung Quốc đã tạo đáy và có nhiều động lực phục hồi và kích thích giá thép tăng trong năm tới.
Như một động thái phản ứng thông tin áp thuế CBPG được đưa ra, ngoài Hòa Phát, nhiều đơn vị lớn trong ngành khác như Hoa Sen, Nam Kim, Thép Việt Nhật hay cả Thép Pomina đều đồng loạt thông báo tăng giá bán các sản phẩm tôn, thép từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/tấn.

Thêm nữa, một thay đổi khác đáng chú ý về chính sách thuế quan là việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kết quả điều tra sơ bộ để chuẩn bị áp dụng thuế chống trợ cấp với các sản phẩm tôn mạ chống ăn mòn với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Tuy vậy, đa phần các tổ chức phân tích đều đánh giá ngành thép không thực sự bị ảnh hưởng bới chính sách này.
Theo công ty chứng khoán Shinhan, trước đây, các đồng minh của Mỹ được miễn trừ thuế này bao gồm Argentina, Brazil, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và Vương quốc Anh.
Thời điểm hiện tại, sự cạnh tranh trở nên công bằng hơn khi tất cả các nhà sản xuất phải đối mặt với cùng một mức thuế. Về sản lượng, tổ chức này cho rằng chính sách thuế mới này sẽ tạo cơ hội xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ cho Hòa Phát và các khách hàng của công ty như Nam Kim, Hoa Sen hay Tôn Đông Á.
Đo lường 'độ sát thương' từ chính sách thuế của Mỹ với ngành thép Việt
Chấm dứt áp thuế chống bán phá giá với thép Trung Quốc
Quyết định dựa theo kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu.
Bức tranh sáng tối của ngành thép
Bên cạnh những “ngôi sao sáng”, ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.
Ai sợ điều tra bán phá giá thép không gỉ?
Nhiều nhà sản xuất buông bỏ thép không gỉ nhưng vẫn không tránh khỏi hệ lụy khi các nguồn cung lớn nhất thúc đẩy bán hàng nhằm thay đổi tình trạng dư cung.
Cách làm cầm đồ chẳng giống ai của Digiworld
Quy mô chuỗi cầm đồ của Digiworld vẫn đang tỏ ra khiêm tốn so với các doanh nghiệp trong ngành, dù đã có hơn một năm tái cấu trúc.
Phú Mỹ bắt tay Tập đoàn Stavian mở rộng đầu tư hóa chất
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) vừa đạt được thỏa thuận hợp tác mangg tính chiến lược với Công ty CP Tập đoàn Stavian.
Becamex IDC trước thương vụ chào bán lịch sử
Quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD biến kế hoạch của Becamex IDC thành thương vụ chào bán cổ phần công khai lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Doanh nghiệp bia 'thức tỉnh' sau 'cơn say' hậu đại dịch
Sau giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19, sụt giảm tiêu dùng và chính sách hạn chế, ngành bia phục hồi trở lại trong năm 2024 và được dự báo khởi sắc trong năm 2025.
Chuỗi The Coffee House về tay Golden Gate?
Công ty quản lý chuỗi The Coffee House đã đổi người đại diện pháp luật từ ông Ngô Nguyên Kha sang ông Trần Việt Trung, nhà đồng sáng lập và Chủ tịch Golden Gate.
Ngành thép sẵn sàng 'vào sóng'
Đa phần các tổ chức phân tích đều đánh giá tích cực đối với những chính sách thuế áp dụng cho các sản phẩm thép mới được công bố.
Cách làm cầm đồ chẳng giống ai của Digiworld
Quy mô chuỗi cầm đồ của Digiworld vẫn đang tỏ ra khiêm tốn so với các doanh nghiệp trong ngành, dù đã có hơn một năm tái cấu trúc.
TP.HCM muốn thu hồi đất nhà nước giao, cho thuê nhưng bỏ trống
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM kiến nghị thu hồi đất đã được nhà nước giao, cho thuê nhưng để trống nhằm tránh lãng phí tài nguyên.
6 bước sản xuất sổ tay văn hóa doanh nghiệp
Một sổ tay văn hóa được trình bày rõ ràng và chi tiết giúp tất cả thành viên trong tổ chức có cùng một hiểu biết và nhận thức về văn hóa doanh nghiệp.
Phú Mỹ bắt tay Tập đoàn Stavian mở rộng đầu tư hóa chất
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) vừa đạt được thỏa thuận hợp tác mangg tính chiến lược với Công ty CP Tập đoàn Stavian.
Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Nguồn lực nào cho tăng trưởng hai con số?
Phát triển nguồn nhân lực, vật lực, tài lực gắn với khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường giúp Việt Nam tăng trưởng hai con số.