Đo lường 'độ sát thương' từ chính sách thuế của Mỹ với ngành thép Việt

Dũng Phạm Thứ năm, 13/02/2025 - 14:42
Nghe audio
0:00

Các công ty phân tích nhìn nhận, chính sách thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam.

Tác động phân hóa tới doanh nghiệp thép Việt Nam

Ngày 4/2 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kết quả điều tra sơ bộ để chuẩn bị áp dụng thuế chống trợ cấp với các sản phẩm tôn mạ chống ăn mòn với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Trong đó, Tôn Đông Á và Tập đoàn Hoa Sen là hai doanh nghiệp có mức trợ cấp thấp nhất (gần 0%). Trong khi đó, Hòa Phát và Nam Kim chịu mức trợ cấp tương đương nhau là 46,73%.

Trong chia sẻ ngày 9/2, tổng thống Trump nhấn mạnh rằng ông dự định áp thuế 25% với tất cả các sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ, áp dụng với tất cả các quốc gia.

Trước đó, từ 9/2024, Mỹ đã thông báo về việc tiến hành điều tra để lấy cơ sở và chuẩn bị áp thuế chống bán phá giá với tôn mạ nhập khẩu từ Việt Nam, mức thuế quan dự kiến từ 10-25%. Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ được công bố trong tháng 4 tới đây.

Tỷ trọng sản lượng xuất khẩu thép của các doanh nghiệp. Ảnh: KBSV

Đánh giá tác động của chính sách mới này, theo thống kê của công ty chứng khoán KB (KBSV), hoạt động xuất khẩu tôn mạ tới thị trường Mỹ - Mexico đóng góp khoảng 20-30% tỷ trọng của các doanh nghiệp như Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á trong năm 2024.

Do đó, các biện pháp thuế quan từ Mỹ sẽ có tác động tiêu cực chung lên triển vọng tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ.

Đặc biệt, Nam Kim sẽ chịu áp lực lớn nhất do mức trợ cấp cao (46,73%) và tỷ trọng doanh thu lớn (26,2%) từ Mỹ - Mexico.

Đối với Hòa Phát, doanh thu từ thị trường Mỹ - Mexico ước tính chỉ đóng góp 2,9% tổng doanh thu.

Do vậy “ông lớn” đầu ngành thép sẽ ít chịu ảnh hưởng nhất từ các biện pháp chống bán phá giá nhờ các sản phẩm thép thượng nguồn (thép xây dựng, HRC) được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa, kênh xuất khẩu đóng góp 30% tổng sản lượng.

Thêm nữa, thị trường xuất khẩu chính của Hòa Phát là các quốc gia thuộc ASEAN và Châu Á như Malaysia, Indonesia khi chiếm tới 40% doanh thu xuất khẩu.

Ngoài ra, KBSV ước tính sản lượng HRC cần thiết để sản xuất tôn mạ cho nhóm Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á xuất khẩu đi Mỹ - Mexico trong 2024 đạt 450.000 tấn.

Nếu sản lượng xuất khẩu tôn mạ vào thị trường Hoa Kỳ của nhóm Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á giảm trung bình 25% trong 2025, nhu cầu tiêu thụ HRC hao hụt chỉ chiếm xấp xỉ 2% tổng công suất sản xuất của Hòa Phát trong kỳ.

Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng có kế hoạch sử dụng HRC để sản xuất thép chất lượng cao như tanh lốp, thép dây hàn, lõi que hàn, cáp thang máy, ... cũng giúp giảm rủi ro đối với Hòa Phát do ảnh hưởng từ thuế quan của Hoa Kỳ.

Theo báo cáo ngành thép trước đó được KBSV công bố, xu hướng nội địa hóa đã diễn ra từ quý III/2024 sau khi các thông tin về việc khởi xướng các cuộc điều tra chống bán phá giá thép lan rộng từ các nước.

Xu hướng này được hỗ trợ nhờ nhu cầu tiêu thụ trong nước quay trở lại, với động lực chính tới từ sự hồi phục của thị trường bất động sản dân dụng, các dự án đầu tư công tiếp tục được triển khai.

KBSV cho rằng các doanh nghiệp sản xuất ngành thép với thị phần nội địa lớn sẽ có lợi thế trong việc duy trì đà tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ tập trung mở rộng sang các thị trường mới (khu vực chưa áp dụng hàng rào thuê quan với thép Việt Nam) để duy trì sản lượng tiêu thụ.

Nhiều sản phẩm thép không bị ảnh hưởng

Trong khi đó, công ty chứng khoán MB (MBS) cho biết HRC và tôn mạ chiếm 60% sản lượng thép xuất khẩu sang Mỹ 2024 và các mặt hàng này đang chịu thuế suất 21-36%.

Các sản phẩm thép xây dựng và HRC đang phải chịu mức thuế khoảng 33-36% và MBS đánh giá các sản phẩm này có thể không chịu tác động từ chính sách của Mỹ do mức thuế hiện nay đã cao hơn 25%.

Tuy nhiên, một số sản phẩm tôn mạ có mức thuế khoảng 22% và khi tăng thuế có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh về giá đối với thép Việt Nam do đó khả năng cao các doanh nghiệp sẽ phải giảm giá bán tại Mỹ.

MBS đánh giá trong bối cảnh nhu cầu của Mỹ đang phụ thuộc vào thép xuất khẩu (chiếm 51% tiêu thụ) nên việc tìm kiếm các nhà xuất khẩu mới có thể cần thời gian.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp tôn mạ VN hoàn toàn có thể giảm giá bán nhằm duy trì thị phần do biên lợi nhuận gộp đang ở mức ổn định 8-10%. Nhờ đó, sản lượng xuất khẩu có thể duy trì trong khi biên lợi nhuận dự kiến giảm nhẹ.

Cùng quan điểm đánh giá với KBSV về Hòa Phát, MBS đánh giá doanh nghiệp dự kiến không bị tác động từ thuế suất mới do mức thuế hiện nay đối với các sản phẩm thép xây dựng và HRC xuất khẩu đang ở mức trên 33%.

Ở một góc nhìn tích cực hơn về nhóm doanh nghiệp tôn mạ, MBS cho rằng Hoa Sen, Nam Kim và Tôn Đông Á có thể phải giảm giá bán khoảng 3-4% đối với các sản phẩm hiện tại nhằm duy trì thị phần. Do đó, biên lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm nhẹ.

Chấm dứt áp thuế chống bán phá giá với thép Trung Quốc

Chấm dứt áp thuế chống bán phá giá với thép Trung Quốc

Tiêu điểm -  4 tháng
Quyết định dựa theo kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu.
Chấm dứt áp thuế chống bán phá giá với thép Trung Quốc

Chấm dứt áp thuế chống bán phá giá với thép Trung Quốc

Tiêu điểm -  4 tháng
Quyết định dựa theo kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu.
Bức tranh sáng tối của ngành thép

Bức tranh sáng tối của ngành thép

Doanh nghiệp -  4 tháng

Bên cạnh những “ngôi sao sáng”, ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.

Ai sợ điều tra bán phá giá thép không gỉ?

Ai sợ điều tra bán phá giá thép không gỉ?

Tiêu điểm -  5 tháng

Nhiều nhà sản xuất buông bỏ thép không gỉ nhưng vẫn không tránh khỏi hệ lụy khi các nguồn cung lớn nhất thúc đẩy bán hàng nhằm thay đổi tình trạng dư cung.

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Doanh nghiệp -  5 tháng

Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  7 giờ

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  1 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Doanh nghiệp -  3 ngày

Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.

'Doanh nghiệp dân tộc' - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

'Doanh nghiệp dân tộc' - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp -  3 ngày

Hơn ba thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ba thập kỷ 'Nhất tâm', vững bước cùng đất nước vươn tầm

Ba thập kỷ 'Nhất tâm', vững bước cùng đất nước vươn tầm

Nhịp cầu kinh doanh -  18 phút

Với tinh thần “Nhất tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.

Bài toán hóa đơn điện tử của doanh nghiệp Việt

Bài toán hóa đơn điện tử của doanh nghiệp Việt

Sổ tay quản trị -  2 giờ

Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.

Hệ tiện ích 'khủng' của K-Home New City

Hệ tiện ích 'khủng' của K-Home New City

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Sở hữu 10 công viên và 35 tiện ích hiện đại, K-Home New City, đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam như một thành phố thu nhỏ.

Hợp long cầu Máy Chai, từ Vinhomes Royal Island tới trung tâm Hải Phòng chỉ còn 5 phút

Hợp long cầu Máy Chai, từ Vinhomes Royal Island tới trung tâm Hải Phòng chỉ còn 5 phút

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Tập đoàn Vingroup tiến hành hợp long cầu Hoàng Gia (cầu Máy Chai) bắc qua sông Cấm, đánh dấu cột mốc tròn một năm ra mắt “thành phố đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island.

Thấp tầng dưới 15 tỷ tại Ocean City: 'Cỗ máy' sinh lời vô hạn

Thấp tầng dưới 15 tỷ tại Ocean City: 'Cỗ máy' sinh lời vô hạn

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Sở hữu vị trí đắc địa cùng hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ, Ocean City ngày càng khẳng định sức hút vượt trội trên thị trường bất động sản. Không chỉ là chốn an cư lý tưởng, nơi đây còn mở ra vô vàn cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, sinh lời hấp dẫn.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  7 giờ

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.