Tài chính
BIDV bán 15% cổ phần cho KEB Hana Bank thu về hơn 20 nghìn tỷ đồng
Dựa trên số lượng cổ phần chào bán và giá trị của giao dịch, ước tính giá mỗi cổ phần BIDV nhà đầu tư Hàn Quốc phải trả là 33.600 đồng, tương đương giá trung bình 6 tháng qua của cổ phiếu này trên thị trường.
Thông báo của BIDV hôm nay cho biết, HĐQT của ngân hàng đã ban hành Nghị quyết thông qua giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, BIDV sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank 603.302 cổ phần, tương ứng tỉ lệ 15% vốn điều lệ của ngân hàng. Tổng giá trị giao dịch là 20,3 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, sau thời gian dài trì hoãn, BIDV và đối tác đã thống nhất được mức giá chào bán cổ phần và được các cơ quan chấp thuận. Từ đầu năm ngoái, truyền thông Hàn Quốc đã đưa tin thành viên của tập đoàn tài chính Hana Hàn Quốc sắp trở thành cổ đông của BIDV và cho biết giao dịch đang chờ các cơ quan chức năng của Việt Nam phê duyệt.
Thương vụ được dự kiến hoàn thành từ cuối năm ngoái hoặc đầu năm nay. Tuy nhiên, phải tới quý 3, BIDV mới chính thức thông tin việc đạt được thỏa thuận với đối tác Hàn Quốc.
Nguồn vốn thu được sau khi phát hành BIDV dự định sẽ tập trung cho hoạt động tín dụng thông qua cơ cấu lại danh mục cho vay với các doanh nghiệp có tài chính lành mạnh; hoạt động đầu tư trên liên ngân hàng và giấy tờ có giá; đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, sản phẩm mới và nâng cao chất lượng kinh doanh qua việc mở rộng kênh phân phối.
Hana Financial, tập đoàn mẹ của KEB Hana Bank là tập đoàn lớn thứ 4 về tổng tài sản, theo số liệu đến giữa năm 2016. Tại Việt Nam, KEB Hana Bank có 2 chi nhánh hoạt động ở TP.HCM và Hà Nội.
Việc bán được cổ phần hứa hẹn giải tỏa cơn khát vốn cho BIDV, qua đó gỡ nút thắt tăng trưởng tín dụng. Tính tới cuối năm 2018, hệ số an toàn vốn (CAR) của BIDV ở mức rất thấp dù áp dụng theo chuẩn Basel I.
Năm 2018, BIDV cũng đã trích lập dự phòng ở mức cao kỷ lục, là 18.893 tỷ đồng (tăng 27,3% so với năm 2017). Đây là nỗ lực của ngân hàng nhằm hướng tới việc xóa nợ xấu tồn đọng vào năm 2020.
Các công ty phân tích dự báo, sau khi gọi vốn thành công từ KEB Hana Bank, BIDV vẫn sẽ sớm thực hiện thêm các đợt huy động vốn mới từ thị trường. Sau khi hoàn tất, vốn cấp 1 của BIDV sẽ tăng thêm khoảng 18 nghìn tỷ đồng dựa trên giả định giá phát hành là 30.000 đồng mỗi cổ phần.
Đồng thời ngân hàng có dư địa huy động thêm vốn cấp 2 sẽ tăng thêm khoảng 9.000 tỷ đồng. Khi đó, hệ số CAR theo Basel I mới tăng đáng kể lên khoảng 13%, ở mức chấp nhận được để tiếp tục xét lên chuẩn Basel II.
Sắp kiểm toán về xử lý nợ xấu tại Vietinbank, BIDV và 18 ngân hàng
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
MSB đồng hành mang những kiệt tác âm nhạc vượt thời gian đến khán giả việt
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt và bài toán sống còn của doanh nghiệp
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...