Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Khảo sát với các chuyên gia và cả với những người nông dân đều cho thấy biến đổi khí hậu là đe dọa hàng đầu đối với an ninh lương thực ở Đông Nam Á, khu vực vốn có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp.
Với vị trí tự nhiên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, các quốc gia ASEAN có vị thế quan trọng trong xuất khẩu nông sản và đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 20% sản lượng gạo trong thương mại toàn cầu, góp phần tích cực duy trì an ninh lương thực cho những khu vực nghèo đói ở châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh.
Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), 81% trong số hơn 600 chuyên gia ở các quốc gia Đông Nam Á nhận xét, nguồn cung cấp an ninh lương thực tại nơi này đang bị de dọa bởi biến đổi khí hậu.
Philippines và Việt Nam là hai quốc gia có tỷ lệ chuyên gia tỏ ra lo ngại về an ninh lương thực cao nhất. Các chuyên gia Philippines đặc biệt lo lắng về tình hình bão lũ đã gây nên những thiệt hại nặng nề về người và của trên diện rộng trong suốt những năm qua. Trong khi đó, khu vực Tây Nam Bộ, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam đang là nơi chịu tác động mạnh từ nước biển dâng, dẫn đến hạn mặn và sạt lở đất.
Singapore là đất nước cá biệt trong khu vực khi hầu như không có hoạt động nông nghiệp, do đó an ninh lương thực phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Một số hoạt động nông nghiệp đô thị đã được triển khai tại Singapore để “tự cung tự cấp”, tuy nhiên có sản lượng không đáng kể.
Trước đó, một nghiên cứu của Tổ chức Croplife châu Á cũng chỉ ra, biến đổi khí hậu và các tác động đa chiều là thách thức nghiêm trọng nhất đối với lương thực tại khu vực ASEAN. Kết quả được đưa ra sau một khảo sát được thực hiện với hơn 500 nông dân tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Khảo sát cũng cho thấy người nông dân tại Philippines và Việt Nam lo lắng nhiều nhất đến tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực.
Chuyên gia của Croplife nhận định, chuỗi cung ứng nông sản khu vực Đông Nam Á đang ngày càng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cũng là những mắt xích yếu thế nhất trong chuỗi cung ứng, là các hộ sản xuất và trang trại canh tác quy mô nhỏ.
ISEAS cho biết, nhiều giải pháp đang được các quốc gia ASEAN đẩy mạnh để giảm thiểu nguy cơ bất ổn trong an ninh lương thực, như cải thiện năng suất, tăng sức chống chịu của cây trồng, vật nuôi hay các giải pháp về thủy lợi.
Singapore cũng tiên phong triển khai nhóm giải pháp liên quan đến công nghệ, đặc biệt đối với việc phát triển thịt, cá từ thực vật và tế bào.
Trả lời khảo sát của ISEAS, các chuyên gia hầu như đồng ý với quan điểm coi biến đổi khí hậu là cuộc khủng hoảng tương tự như đại dịch Covid-19. Trước cơn khủng hoảng này, những chính sách, cam kết mạnh mẽ từ chính phủ và nỗ lực từ khu vực tư nhân đều vô cùng quan trọng, không chỉ bảo vệ sản xuất, duy trì sinh kế người nông dân mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.