Tiêu điểm
Biện pháp thông dòng chảy tại cửa khẩu
Theo đại diện Bộ Công thương, cần chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch.
Xe dồn về cửa khẩu
Tại cuộc họp về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết đến cận Tết, lượng xe chờ xuất khẩu đã trở lại con số bình thường.
Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc có xu hướng xuất hiện trở lại sau Tết.
Theo báo cáo của Sở Công thương các tỉnh biên giới phía Bắc, đến 8h ngày 24/2/2022, tổng số xe chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới là hơn 3.700 xe.
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà cho biết, hiện vẫn ùn khoảng 1.700 xe, trong đó 70% là xe chở nông sản, và phải mất tới 15 ngày để có thể giải tỏa hết.
Mặc dù địa phương này đã thông báo người dân, doanh nghiệp không tiếp tục đưa xe lên cửa khẩu, nhưng hàng ngày vẫn có khoảng 50 – 70 xe đi lên Lạng Sơn. Một trong những nguyên nhân là Trung Quốc đang mùa đông, nhu cầu hoa quả, nông sản rất lớn, do đó, thương nhân vẫn đổ hàng lên cửa khẩu.
Theo ông Cao Tường Huy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, trước và sau Tết Nguyên đán, phía Trung Quốc nhiều lần dừng thông quan tại cửa khẩu do phát sinh ca Covid-19 nên tình trạng ùn ứ xe nông sản, hàng hóa vẫn diễn ra.
Bên cạnh đó, vướng mắc lớn vẫn là việc chưa thống nhất quy định giữa hai nước về công nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 và khử khuẩn hàng hóa.
Chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch
Ông Khánh cho biết tình trạng ùn tắc như hiện nay chủ yếu là do Trung Quốc kiên trì chính sách "Zero Covid", từ đó áp dụng các biện pháp mạnh chưa từng có để phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, tại thời điểm ngay trước và sau Tết Nguyên đán, năng lực bốc dỡ phía Trung Quốc cũng có phần hạn chế do công nhân bốc vác về quê ăn Tết, số lao động đã trở lại vẫn trong thời gian cách ly.
Trong khi đó, mặc dù các bộ, ngành và các tỉnh biên giới đã khuyến cáo, lượng xe chở hàng hoá lên các cửa khẩu biên giới vẫn liên tục tăng nhanh những ngày gần đây.
“Cần chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Ông Khánh đề xuất các tỉnh có thể bố trí bãi tập kết phương tiện gần cửa khẩu, sau đó hợp tác với phía Trung Quốc để tiến hành khử khuẩn cho hàng hóa và phương tiện, cũng như lấy mẫu xét nghiệm cho lái xe (trong trường hợp cần thiết) tại các bãi này.
Theo đó, các phương tiện và lái xe đã được hai bên xác nhận âm tính có thể đi thẳng qua biên giới để vào bãi sang tải, không phải qua khử khuẩn hoặc xét nghiệm lần hai. Quy trình hợp tác giao nhận này có thể cải thiện đáng kể hoạt động thông quan tại các cửa khẩu biên giới, hạn chế được tối đa nguy cơ ùn tắc.
Đại diện Bộ Công thương cũng đề nghị các địa phương vùng trồng, doanh nghiệp, các thương lái, lái xe đường dài tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quy trình sản xuất, bao gói, vận chuyển hàng hóa là tuyệt đối an toàn, theo đúng yêu cầu của công tác phòng chống dịch, từ đó giúp các bên liên quan mở và duy trì bền vững việc mở lại các cửa khẩu.
Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá những chính sách đã triển khai thời gian qua là kịp thời, nhưng chưa thực sự căn cơ, chưa giải quyết tận gốc của vấn đề, chưa khắc phục triệt để tình trạng ùn tắc hàng hoá, trong đó đa số là nông sản, tại các khu vực cửa khẩu.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc tích cực triển khai các giải pháp đã có, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai “khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ, phối hợp với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc để thiết lập mô hình vùng xanh chung của hai nước”.
Về dài hạn, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, các địa phương khẩn trương thành lập tổ nghiên cứu chính sách, trong vòng 15 ngày trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách quy định rõ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng hàng hoá đủ điều kiện xuất khẩu tiểu ngạch để thống nhất thực hiện.
Đồng thời, yêu cầu các đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản hiện đang chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Phá thế bế tắc cho nông sản Việt vào Trung Quốc
Bài học quý từ tiêu thụ nông sản đợt dịch thứ tư
Kết nối cung - cầu, tư duy giá trị thay vì sản lượng là những bài học quý giá về chuỗi cung ứng nông sản trong bối cảnh Covid-19.
Startup nông sản Việt huy động thành công 8 triệu USD
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, Mio tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa 10 lần, số đại lý/người bán hàng trên nền tảng tăng 10 lần chỉ trong 7 tháng qua.
Ùn ứ nông sản và câu chuyện đạo đức nơi cửa khẩu
Trong bối cảnh hàng nghìn xe xuất khẩu nông sản phải "ăn đợi, nằm chờ" tại cửa khẩu trong thời gian khá dài chưa tìm được hướng giải quyết triệt để, dư luận lại nổi sóng với với kiểu “làm luật” trắng trợn, kiếm tiền bất chấp đạo đức và pháp luật ở cửa khẩu Lạng Sơn.
Cước vận tải tăng mạnh, cần kích cầu nội địa để giải cứu nông sản
Trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng 4 – 5 lần, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị phối hợp giữa các hiệp hội, doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.