Kết nối cung - cầu, tư duy giá trị thay vì sản lượng là những bài học quý giá về chuỗi cung ứng nông sản trong bối cảnh Covid-19.
Quý III/2021 là lần đầu tiên GDP chứng kiến mức giảm kể từ khi thống kê GDP theo quý. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp, với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, vẫn duy trì mức tăng trưởng khoảng 1%.
Tuy nhiên, nông nghiệp cũng là ngành thấu hiểu sâu sắc nhất những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đặc biệt khi chuỗi cung ứng, lưu thông nông sản bị đứt gãy nghiêm trọng. Không như một số ngành nghề khác, nông nghiệp bị đình trệ, đóng băng kéo theo nhiều hệ lụy, từ an ninh lương thực tới sinh kế của người nông dân.
Vì vậy, khơi luồng lưu thông nông sản luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, các biện pháp hạn chế được thực hiện. Nhiều sáng kiến, giải pháp đã được triển khai, để lại những bài học quý giá về tiêu thụ nông sản.
Linh hoạt các giải pháp kết nối cung – cầu
Tháng 7/2021, Tổ công tác 970 được thành lập với nhiệm vụ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các tỉnh thành phía nam, khi cả 19 tỉnh thành miền nam đều đang thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc chỉ thị 16.
Ngay sau khi thành lập, Tổ 970 đã tiến hành cuộc họp khẩn với các địa phương, với nội dung đi thẳng vào vấn đề cung – cầu. Cụ thể, các TP.HCM dự kiến nhu cầu lương thực, thực phẩm, các địa phương dự trù sản lượng có thể cung cấp.
Từ những số liệu cung và cầu thực tế, tổ công tác xây dựng hàng ngàn đầu mối tại địa phương để thu gom, vận chuyển nông sản vào TP.HCM, trong đó bao gồm những tổ hợp hợp tác xã có chức năng sơ chế, chế biến nông sản.
Thương mại điện tử được tận dụng triệt để trong giai đoạn chuỗi cung ứng gặp khó khăn. Tổ 970 cùng các địa phương phối hợp với một số sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso (Viettel) hướng dẫn bà con đưa nông sản lên các gian hàng ảo. Bên cạnh đó, nhiều phiên tiêu thụ nông sản cũng được tổ chức hàng tuần.
Một giải pháp khác là bán nông sản theo gói đồng giá, đồng khối lượng, giúp đa dạng hóa nông sản mỗi lần mua, giảm gánh nặng cho hệ thống vận chuyển, phân phối. Những túi nông sản này cũng phần nào giúp người dân TP.HCM ổn định cuộc sống khi phải giãn cách dài ngày.
Triển khai kịp thời những giải pháp, chỉ sau 1 tháng thành lập, Tổ công tác 970 cùng chính quyền các địa phương đã tiêu thụ thành công hàng trăm tấn nông sản mỗi ngày.
Nông sản không cần giải cứu
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, nỗi lo “được mùa mất giá”, nông sản tắc tiêu thụ thực chất vẫn luôn thường trực nhiều năm nay, Covid-19 chỉ là tác nhân làm trầm trọng thêm.
Khi có hiện tượng nông sản khó lưu thông, nhiều nơi bắt đầu xuất hiện phong trào “giải cứu nông sản”, bán nông sản với giá rẻ. Tuy nhiên, ngay từ đầu, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các địa phương đã xác định rõ tư duy “nói không với giải cứu”.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết, “giải cứu” làm phá giá nông sản và như một tín hiệu cho thấy nông sản bị thừa, ế. Những thông tin này chính là cái cớ để thương lái ép giá bà con nông dân.
Đồng thời, những hình ảnh, thông tin “giải cứu” xuất hiện tràn lan trên mạng cũng khiến nông sản Việt “mất giá”, mất hình ảnh cả trên thị trường quốc tế. Đó là chưa kể đến những đối tượng xấu lợi dụng danh nghĩa “giải cứu” để bán nông sản kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Tư duy “nói không với giải cứu” được triển khai ngay từ mùa vải thiều ở Hải Dương và Bắc Giang, khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát mạnh mẽ tại những địa phương này. Tiếp theo đó là tiêu thụ nông sản miền nam trong thời gian giãn cách xã hội.
Những giải pháp quyết liệt được triển khai khiến luồng lưu thông nông sản dần được thông suốt, không cần đến sự “giải cứu” với thanh long, chuối, dưa hấu… như những năm trước đây.
Nói về khoảng thời gian chuỗi tiêu thụ nông sản bị tắc nghẽn, ông Trần Trọng Khiêm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng, qua giai đoạn khó khăn, bà con nông dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của sự thông suốt trong chuỗi cung ứng, từ đó có những sự thay đổi về canh tác, sản xuất và bán hàng.
Bài học về tư duy giá trị đối với nông sản, kết nối linh hoạt giữa cung và cầu được các lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhắc đến tại nhiều diễn đàn về nông nghiệp, cũng đã chứng minh được tính đúng đắn trong giai đoạn vừa qua. Đây là những kinh nghiệm quan trọng cho luồng lưu thông nông sản, giúp duy trì sinh kế, đảm bảo lợi ích bền vững của bà con nông dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp nông sản.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.