Phá thế bế tắc cho nông sản Việt vào Trung Quốc

An Chi Thứ ba, 22/02/2022 - 16:30

Việc ùn tắc nông sản tại cửa khẩu Trung Quốc tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam, đòi hỏi ngành nông nghiệp cần sớm thay đổi toàn diện, nâng cao năng lực từ khâu sản xuất đến xây dựng chuỗi kết nối, tiêu thụ.

Việc ùn tắc nông sản tại cửa khẩu Trung Quốc đang dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam

Không thể mãi bị động trước thị trường Trung Quốc

Gần đây nhất, ngày 17/2/2022, cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai đã tạm thời ngừng hoạt động xuất khẩu hàng hoá do phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong nội địa. Phía Trung Quốc dự kiến sẽ phong toả huyện Hà Khẩu và tiến hành xét nghiệm toàn dân, đồng thời đề nghị Việt Nam phối hợp tạm dừng hoạt động xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành.

Việc đóng cửa cửa khẩu từ phía Trung Quốc đã và đang gây ảnh hưởng lớn cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Số liệu từ Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tại cửa khẩu Kim Thành có khoảng 350 xe container chở hàng nằm chờ xuất khẩu. Phía Trung Quốc chưa thông báo thời gian cụ thể sẽ tiếp nhận trở lại hàng hoá Việt Nam.

Mặc dù sở này đã có công văn gửi 62 tỉnh, thành phố về việc tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ của tỉnh Lạng Sơn từ ngày 16/2. Tuy nhiên, tính đến ngày 16/2, vẫn có khoảng 2.000 container hàng hoá đang nằm chờ ở cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, 82% là nông sản, hoa quả tươi.

Bài học quý từ tiêu thụ nông sản đợt dịch thứ tư

Trước đó, hoạt động xuất, nhập khẩu tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc cũng thường xuyên xuất hiện tình trạng ùn tắc. Thời điểm cuối năm 2021, việc Trung Quốc tạm dùng thông quan hàng hoá đã khiến hàng nghìn xe nông sản của Việt Nam bị ùn ứ tại các cửa khẩu.

Ngay khi có thông tin Trung Quốc tạm đóng các cửa khẩu, không chỉ hàng ngàn xe nông sản bị ách tắc mà tại các địa phương, các mặt hàng trái cây tươi, nông sản xuất khẩu lập tức rớt giá không phanh. Đơn cử như thanh long ruột đỏ xuất khẩu tại Đồng Nai đang được thu mua với giá khoảng 30 ngàn đồng/kg bị rớt chỉ còn 5-6 ngàn đồng/kg; xoài Đài Loan đang có giá 30-35 ngàn đồng/kg giảm xuống còn vài ngàn đồng/kg.

Thực tế cho thấy, không chờ đến dịch bệnh và chính sách Zero Covid của Trung Quốc, hàng nông sản Việt năm nào cũng lao đao với thị trường lớn này. Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu không còn là chuyện mới mà đã lặp lại nhiều lần qua nhiều năm qua.

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân bề nổi là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng đằng sau đó là do những hạn chế, yếu kém của nền sản xuất hàng hóa manh mún, chưa xây dựng được chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu, sản xuất chưa gắn với chế biến của nông sản Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, từ trước đến nay, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu theo con đường tiểu ngạch. Nguyên nhân là do, nếu xuất khẩu chính ngạch, Trung Quốc sẽ đánh thuế 7% vào hàng hoá của Việt Nam khiến giá thành tăng cao. Trong khi đó, nếu xuất khẩu tiểu ngạch, hàng hoá không bị đánh thuế, thương nhân sẽ có lợi hơn. 

Theo ông Doanh, chính điều này đang cho thấy cả doanh nghiệp, thương lái và nông dân Việt Nam đều thiếu sự chủ động trong việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trước những yêu cầu mới của thị trường. Việc chuyển đổi xuất khẩu sang đường chính ngạch là vấn đề thời sự đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thực sự được cả thương lái, doanh nghiệp quan tâm và chủ động chuyển hướng.

Đây chính là lý do khiến hàng hoá, nông sản của Việt Nam bị ùn ứ khi Trung Quốc tạm đóng các cửa khẩu trong thời gian vừa qua.

Thời gian tới, ngoài chính sách nói không với dịch Covid-19, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới khắt khe với hàng loạt quy định mới về các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Điều này cho thấy, rủi ro xuất khẩu theo đường tiểu ngạch của nông sản Việt Nam là rất lớn nếu không có sự thay đổi kịp thời, ông Doanh nhận định. 

Tìm con đường xa hơn cho nông sản Việt

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc ùn ứ nông sản sang Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm, Việt Nam cần nhìn rõ vấn đề này và có giải pháp khắc phục trong dài hạn. 

Trước hết, nông sản Việt Nam cần thay đổi cách thức thương mại của mình với Trung Quốc. Trong đó có việc đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch thay vì tiểu ngạch vào thị trường này.

Để làm được điều này, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho rằng, người dân và doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy, Trung Quốc không còn là thị trường lớn dễ tính. Hàng hoá nêu không được kiểm soát chặt chẽ, khi đưa lên cửa khẩu kiểm tra có vấn đề sẽ bị trả lại. Đây cũng là nhu cầu đúng đắn của đất nước đã đi lên mức thu nhập cao và muốn bảo vệ người tiêu dùng của họ.

Đưa nông sản Việt ra biển lớn

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức được vấn đề này, không nên coi mình là nạn nhân mà cần thay đổi cách thức sản xuất, làm chuẩn ngay từ đầu, đáp ứng được tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm. 

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ giúp nông sản Việt Nam tự tin vào thị trường Trung Quốc mà còn giúp hàng hoá có nhiều cơ hội vươn ra các thị trường lớn, khó tính hơn của thế giới, mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu nông sản, ông Thành nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, bà Lan cho rằng, nông sản Việt Nam cần giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Hiện nay, hàng nông sản tươi sống của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đang chiếm tới 70 - 80%. Đây là tỷ trọng quá cao, tự nó đã gây rủi ro rất lớn do vi phạm quy luật thị trường không đặt trứng vào một giỏ.

Điều này đã kéo dài nhiều năm và trong thời gian tới cần sự thay đổi mạnh mẽ. Trong đó, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới tạo được sản phẩm có giá trị để tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như vượt qua những rào cản kỹ thuật của các hiệp định thương mại nhằm hướng đến những thị trường tiêu thụ lớn hơn thông qua con đường xuất khẩu chính ngạch. 

Ngoài ra, các địa phương cũng cần kêu gọi và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất chế biến các sản phẩm đa dạng từ nông sản để góp nâng cao gía trị nông sản và quyết phần nào sản lượng khi vào mùa thu hoạch.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần tính toán lại cách làm của mình về lâu về dài để phát triển bền vững. Việc chịu tổn thất nặng nề do Trung Quốc đóng biên thời gian vừa qua cũng chính là bài học lớn cho Việt Nam. Cho dù phải trả giá, nhưng đó là tín hiệu đáng mừng để nông sản Việt Nam tìm ra hướng đi, hướng phát triển bền vững cho mình trong thời gian tới, bà Lan nhận định.


Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Tiêu điểm -  2 năm
Lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc đang xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài nhưng biện pháp duy nhất hiện nay chỉ là chờ phía bạn hàng Trung Quốc.
Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Tiêu điểm -  2 năm
Lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc đang xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài nhưng biện pháp duy nhất hiện nay chỉ là chờ phía bạn hàng Trung Quốc.
Bài học quý từ tiêu thụ nông sản đợt dịch thứ tư

Bài học quý từ tiêu thụ nông sản đợt dịch thứ tư

Tiêu điểm -  2 năm

Kết nối cung - cầu, tư duy giá trị thay vì sản lượng là những bài học quý giá về chuỗi cung ứng nông sản trong bối cảnh Covid-19.

Startup nông sản Việt huy động thành công 8 triệu USD

Startup nông sản Việt huy động thành công 8 triệu USD

Khởi nghiệp -  2 năm

Bất chấp dịch bệnh Covid-19, Mio tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa 10 lần, số đại lý/người bán hàng trên nền tảng tăng 10 lần chỉ trong 7 tháng qua.

Ùn ứ nông sản và câu chuyện đạo đức nơi cửa khẩu

Ùn ứ nông sản và câu chuyện đạo đức nơi cửa khẩu

Tiêu điểm -  2 năm

Trong bối cảnh hàng nghìn xe xuất khẩu nông sản phải "ăn đợi, nằm chờ" tại cửa khẩu trong thời gian khá dài chưa tìm được hướng giải quyết triệt để, dư luận lại nổi sóng với với kiểu “làm luật” trắng trợn, kiếm tiền bất chấp đạo đức và pháp luật ở cửa khẩu Lạng Sơn.

Startup nông sản Việt Nam nhận vốn 3 triệu USD

Startup nông sản Việt Nam nhận vốn 3 triệu USD

Khởi nghiệp -  2 năm

FoodMap hiện cung ứng sản phẩm từ hơn 300 trang trại và nhà sản xuất nông nghiệp trên toàn Việt Nam.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".