Central Group lên tiếng về việc ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam vào siêu thị Big C
Trước sự phản đối của hàng trăm chủ doanh nghiệp, đại diện Central Group đã lên tiếng giải thích về việc quyết định tạm ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
Đại diện Tập đoàn Central Group Việt Nam đã làm việc với Bộ Công thương liên quan đến việc chuỗi siêu thị Big C ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam.
Buổi làm việc diễn ra ngày 4/7 sau khi hàng trăm nhà cung cấp hàng dệt may tụ tập tại trụ sở của Central Group Việt Nam tại TP. HCM ngày hôm qua để căng băng rôn phản đối chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C thông báo về việc ngừng nhập hàng dệt may ngay trong tháng 7 với lý do tái cơ cấu mô hình kinh doanh.
Nguồn tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, tại buổi làm việc với Bộ Công thương, ông Philippe Broianigo, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Central Group Việt Nam tiếp tục khẳng định lại cam kết tiếp tục thu mua hàng hóa địa phương, trong đó có hàng may mặc Việt Nam.
Tuy nhiên, Tập đoàn sẽ xem lại mô hình kinh doanh không phải chỉ là mua hàng của các nhà cung cấp để bán mà sẽ định hướng lại phân khúc sản phẩm chất lượng hơn. Vì thế, Big C sẽ làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo các đơn hàng tiếp theo sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước cũng như các đơn hàng của các nhà nhập khẩu Thái Lan.
Ông Philippe cũng khẳng định "Thông báo" ngừng nhập trong 15 ngày để xem xét, đánh giá lại năng lực cung cấp hàng của 200 nhà cung cấp, chứ không phải dừng không nhập hàng "Made in Vietnam".
Đại diện Central Group Việt Nam cam kết ngay trong ngày hôm nay, Big C sẽ mở lại đơn hàng với 50 nhà cung cấp, trong hai tuần tiếp theo sẽ mở lại đơn hàng với khoảng 100 nhà cung cấp nữa, với 50 nhà cung cấp còn lại, Big C sẽ cần thời gian lâu hơn để đến đánh giá trực tiếp xem xét về năng lực sản xuất, chất lượng, giá cả có thể đáp ứng được với yêu cầu của tập đoàn không.
Ông Trương Văn Cẩm, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng các bên ký kết thỏa thuận kinh doanh thì cần tuân thủ theo đúng hợp đồng và quy định của pháp luật, nếu có sự thay đổi thì cần bàn bạc thỏa thuận, có lộ trình phù hợp để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Đối với những nhà cung cấp không còn phù hợp để tiếp tục làm việc với Big C thì cũng cần có chính sách đảm bảo quyền lợi cho các nhà cung cấp này.
Đồng thời, với định hướng chiến lược nâng tầm sản phẩm chất lượng cao hơn của Big C, Hiệp hội Dệt May sẵn sàng giới thiệu những nhà cung cấp hàng dệt may có tên tuổi, có thể cung cấp hàng chất lượng cao, giá cả phù hợp, đáp ứng yêu cầu của Big C cho thị trường nội địa cũng như hệ thống Big C tại các thị trường khác.
Ngay trong buổi làm việc, Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Big C Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và sẽ cùng nhau làm việc trực tiếp trong thời gian tới để thảo luận sâu hơn về các chương trình thu mua các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam chất lượng cao phù hợp với định hướng kinh doanh của BigC.
Báo Công thương dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại buổi làm việc với Central Group cho biết: “Bộ Công Thương hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, nhưng phải tôn trọng hợp đồng đã ký giữa các bên và pháp luật Việt Nam”
Ông Hải nhấn mạnh, căn cứ vào những điều khoản của hợp đồng giữa hai bên, nếu hàng hóa của nhà cung ứng không đảm bảo chất lượng, Central Group có quyền từ chối đơn hàng. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh, phải có sự thông báo với nhà cung cấp và có lộ trình nhất định để nhà cung cấp có thời gian thay đổi.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công thương chiều nay, ông Hải cũng khẳng định việc Big C mở lại đơn hàng cho 50 nhà cung cấp ngay trong hôm nay, đồng thời cho biết thêm, Tập đoàn Central Group đã mua lại BigC và có quyền sở hữu trong thời hạn 10 năm.
Hiện nay, BigC có 4.000 nhà cung cấp Việt Nam, trong đó có 200 doanh nghiệp chuyên hàng may mặc. Hệ thống Big C Việt Nam đang tạo công ăn việc làm cho 17.000 lao động.
Nhà cung cấp vẫn chưa yên tâm
Ngay sau buổi làm việc của Central Group với Bộ Công thương, chị H., chủ một doanh nghiệp ở TP. HCM đang cung cấp hàng cho siêu thị Big C cho TheLEADER.vn biết, chiều 4/7 có nhận được email của giám đốc bộ phận may mặc tập đoàn Central Group với nội dung kể từ ngày 5/7, sẽ mở lại hệ thống đơn đặt hàng như bình thường.
Tuy nhiên chị H. vẫn băn khoăn vì đây chỉ là thông báo, sau đó có thể Central Group sẽ ký hợp đồng khung, nhưng có thực hiện hay không và thực hiện số lượng bao nhiêu thì chưa rõ.
Chị cho biết, thực tế làm hàng cho Big C rất vất vả, trước đây họ đưa mẫu cho gia công, nhưng hơn một năm nay, doanh nghiệp tự làm từ thiết kế mẫu đến sản phẩm hoàn thiện và mỗi năm lại nâng mức chiết khấu.
“Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ nếu Central Group thực hiện việc cơ cấu ngành hàng, tuy nhiên cần có lộ trình cho chúng tôi giải quyết hàng tồn, thông báo để công nhân có thời gian tìm việc khác. Như vừa rồi phía Central Group gửi thông báo trong đêm 2/7, rồi ngừng nhận ngay thì gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp cung cấp”, chị H. nói.
Còn chị D. cũng đang cung cấp hàng may mặc cho Big C cho rằng, ở vị trí nhà cung cấp không ai muốn xích mích với siêu thị nhưng vì tương lai doanh nghiệp, cuộc sống của công nhân nên mọi người đành phải lên tiếng.
Chị D. cho biết, những nhà cung cấp hàng cho Big C và những hệ thống siêu thị khác làm ăn có lời đều nhờ chương trình khuyến mãi, còn nếu làm đúng như cam kết thì lượng hàng cung cấp không nhiều.
Chẳng hạn, Big C đặt 5.000 sản phẩm nhưng cam kết chỉ 1/3, còn lại 2/3 phụ thuộc vào sản phẩm bán có chạy hay không. Nếu bán chạy thì sản lượng có thể tăng lên, còn nếu bán không chạy thì chỉ tương đương với cam kết. Như vậy, số lượng sản phẩm cung cấp cho Big C cũng không nhiều.
Trước sự phản đối của hàng trăm chủ doanh nghiệp, đại diện Central Group đã lên tiếng giải thích về việc quyết định tạm ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.