Bình Thuận chưa thể trở thành trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan

Nguyễn Cảnh Thứ tư, 31/08/2022 - 07:59

Sau 10 năm, việc hình thành Trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan mang tầm quốc gia tại tỉnh Bình Thuận theo Kết luận 76 -KL/TW của Bộ Chính trị vẫn gian nan.

Các dự án thăm dò, khai thác quặng titan khi được quy hoạch đã chồng lấn với các dự án, quy hoạch khác trước đó là một trong những khó khăn Bình Thuận gặp phải

Đây là nội dung được Sở Công thương tỉnh Bình Thuận tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 76 - KL/TW của Bộ Chính trị (khoá XI) trên lĩnh vực ngành tại địa phương.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện ghi nhận 8 khu vực được cấp giấy phép khai thác khoáng sản (trong đó 1 khu vực giấy phép hết hạn) nhưng mới có 4 khu vực hoàn tất thủ tục để đủ điều kiện đưa dự án mỏ vào hoạt động khai thác (với diện tích khoảng 1.740 ha, tổng công suất cấp phép 245.138 tấn KVN/năm so với mục tiêu quy hoạch đạt 20%).

Các sản phẩm chế biến sâu titan mới có dự án chế biến xỉ titan (1 dự án 24.000 tấn/năm) và bột zircon (3 dự án 50.000 tấn/năm) được triển khai đầu tư, đi vào sản xuất nhưng chưa mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là việc sản xuất xỉ titan có chi phí đầu vào lớn (điện, tiêu hao nguyên liệu, xử lý môi trường) đã tạo nên giá thành sản phẩm cao; công nghệ chưa phù hợp, thị trường tiêu thụ hạn chế nên dự án đang tạm dừng sản xuất.

Sở Công thương cho biết, thực tế cho thấy, để chế biến sâu quặng titan đến các sản phẩm pigment, titan kim loại, titan xốp đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và rất khó tiếp cận công nghệ do các Công ty nước ngoài nắm giữ, hạn chế chuyển giao công nghệ nên khó khăn trong tạo thế mạnh riêng trong ngành chế biến sâu titan ở tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Do vậy, việc đầu tư chế biến các sản phẩm rutil nhân tạo, titan xốp/titan kim loại, ferotitan (theo mục tiêu đề án đặt ra) chưa được các nhà đầu tư quan tâm triển khai thực hiện, kể cả công tác chuẩn bị đầu tư. Mặc dù tỉnh đã quy hoạch khu, cụm công nghiệp chế biến tập trung khoáng sản titan dành để bố trí cho các nhà đầu tư chế biến sâu quặng titan, nhưng đến nay chỉ có dự án Nhà máy nghiền Zircon siêu mịn Sông Bình (quy mô công suất 35.000 tấn/năm) triển khai đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất.

Nút thắt trong phát triển năng lượng tái tạo tại Bình Thuận

Mặt khác, các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy hoạch hầu hết đang tạm dừng hoạt động và dừng xem xét cấp giấy phép mới theo chỉ đạo của Thủ tướng và UBND tỉnh nên việc hình thành ‘Trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan’ mang tầm quốc gia tại Bình Thuận như nội dung Kết luận 76 -KL/TW ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Bộ Chính trị càng trở nên khó thực hiện, chưa đạt được các nội dung theo mục tiêu đề án.

Đồng thời, quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề cả về kinh tế - xã hội và môi trường. Thủ tướng đã có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến Quy hoạch titan.

Được biết, từ năm 2016, tỉnh Bình Thuận đã chủ động rà soát, có nhiều văn bản báo cáo, làm việc kiến nghị và được Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và môi trường ghi nhận và chỉ đạo thực hiện, nhưng chưa được tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn.

Điển hình một số nội dung như: Các dự án thăm dò, khai thác quặng titan khi được Quy hoạch đã chồng lấn với các dự án, quy hoạch khác trước đó nhưng chưa được xử lý. Vùng quy hoạch phần lớn nằm dọc ven biển, có địa hình cao so với các dự án, khu dân cư xung quanh, an toàn khu vực mỏ không cao khi đi vào hoạt động.

Thời gian qua đã xảy ra các sự cố về môi trường trong quá trình khai thác nên nhiều cử tri, người dân không đồng tình với hoạt động khai thác titan. Thực tế cho thấy, khai thác quặng titan từ trước đến nay đã và đang gây ra nhiều tác động bất lợi cho các ngành kinh tế khác (du lịch, nông nghiệp), đến cuộc sống người dân và môi trường ven biển.

Bên cạnh đó, các dự án được chấp thuận đầu tư du lịch, trồng rừng, khu công nghiệp có diện tích chồng lấn với Quy hoạch titan chưa thể tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Đến nay, việc cấp phép khai thác và khai thác xong bàn giao đất cho Chủ dự án chưa biết cụ thể thời gian đến khi nào, nên gây bức xúc cho nhà đầu tư cũng như khó khăn trong quản lý nhà nước ở địa phương.

Một vấn đề khác, theo kết quả đánh giá của dự án Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận, nguồn nước dưới đất hiện nay khu vực ven biển của tỉnh chỉ được khai thác tối đa không quá 28.000m3/ngày đêm. Như vậy, nước dưới đất khu vực ven biển chỉ đáp ứng cho sinh hoạt của dân cư và một số lĩnh vực thiết yếu; không đủ khả năng cung cấp cho việc khai thác, tuyển quặng titan.

Đáng chú ý, theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, chưa có một công trình nghiên cứu để đánh giá nguy cơ, mức độ nguy hại của việc khai thác khoáng sản nói chung và sa khoáng titan nói riêng ảnh hưởng đến môi trường.

Các chủ đầu tư đã được chấp thuận đầu tư nhà máy chế biến sâu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, tiếp cận công nghệ chế biến tiên tiến, thân thiện môi trường, đến nay cũng chưa triển khai hoàn thành, chưa đáp ứng với kỳ quy hoạch.

Kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước) trong vùng quy hoạch chưa tập trung triển khai đồng bộ để tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch titan, như: chưa triển khai đầu tư các công trình tạo nguồn và cấp nước cho hoạt động khai thác, chế biến titan; chưa rà soát, đầu tư đúng mức về hệ thống vận tải và cảng biển phục vụ yêu cầu giao thông vận tải cho phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến quặng titan.

Việc đề xuất công nghệ khai thác titan trong tầng cát đỏ chưa được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương nghiên cứu đề xuất công nghệ khai thác hợp lý, hiệu quả, ít tác động đến môi trường.

Thời gian qua thị trường tiêu thụ quặng titan chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm phần nhỏ; việc tìm kiếm tiêu thụ ở các thị trường nước khác còn hạn chế, khối lượng xuất khẩu sụt giảm. Trong khi đó, các chính sách đối với ngành công nghiệp chế biến titan còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích cho đầu tư chế biến sâu titan (mức thuế suất xuất khẩu cao và đánh đồng các loại sản phẩm).

Thực tế cho thấy, khai thác, chế biến sa khoáng titan vùng ven biển các tỉnh miền Trung từ trước đến nay đã và đang gây ra nhiều tác động bất lợi cản trở phát triển của các ngành kinh tế khác, đến cuộc sống người dân và môi trường ven biển; làm thay đổi địa hình cồn cát, phá hủy hệ sinh thái đặc trưng vùng cồn cát ven biển.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  10 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  11 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.