Nút thắt trong phát triển năng lượng tái tạo tại Bình Thuận

Thái Bình Chủ nhật, 04/10/2020 - 09:41

Nhiều nhà đầu tư chưa đáp ứng về năng lực quản lý, dự án chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, căng thẳng giải tỏa công suất điện năng giữa các dự án hiện hữu và tương lai là những khó khăn Bình Thuận gặp phải trong phát triển, quản lý đầu tư dự án điện năng lượng tái tạo.

Bất bình đẳng giữa các dự án

Trong nỗ lực trở thành trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia, tỉnh Bình Thuận đến nay đã cơ bản hoàn thành các dự án nguồn điện theo đúng Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Cụ thể, toàn tỉnh có 36 nhà máy điện vận hành, phát điện với tổng công suất 6.077MW (sản lượng điện theo thiết kế khoảng 31,6 tỷ kWh/ năm), gồm: bốn nhà máy nhiệt điện than tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (4.284MW); 7 nhà máy thủy điện (820MW); ba nhà máy điện gió (60 MW); 21 nhà máy điện mặt trời (903,48MW, tương đương 1.137,5MWp) và một nhà máy điện diesel (huyện đảo Phú Quý, công suất 10MW).

Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, xuất hiện một số khó khăn liên quan tới quá trình thực hiện các dự án.

Đơn cử, nhiều nhà đầu tư điện năng lượng tái tạo chưa đáp ứng về năng lực quản lý, năng lực tài chính, dự án phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Tiếp theo là việc đền bù giải tỏa gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý phải nhắc tới vấn đề chồng lấn dự án điện gió và điện mặt trời với các khu vực quy hoạch dự trữ, thăm dò, khai thác titan. 

Đa số dự án điện gió, điện mặt trời tại Bình Thuận nằm trong vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản titan và chưa được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cho phép điều chỉnh ra khỏi khu vực này. Do vậy, các dự án này không thể triển khai thi công, tác động vào đất đai cũng như một số thủ tục có liên quan khác.

Đặc biệt, khó khăn lớn hiện nay là khả năng giải phóng công suất các dự án điện năng lượng tái tạo lên lưới điện. Các đường dây 110kV và 220kV quá tải, không giải tỏa hết công suất của các dự án trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh cho biết, các nhà máy điện gió và mặt trời tại khu vực Tuy Phong và Bắc Bình, mặc dù có dự án đã phát điện từ lâu (như điện gió Phú Lạc, điện gió Tuy Phong - Phong điện 1) hoặc đã phát điện trước khi đường dây 110kV quá tải nhưng vẫn bị cắt giảm công suất như các nhà máy mới sau này (công suất bị cắt giảm bình quân khoảng 30 – 35%).

Đường dây 110kV Phan Rí – Tuy Phong – Ninh Phước dù đã được cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn nhưng tình trạng cắt giảm công suất các nhà máy điện gió và mặt trời tại khu vực này vẫn không khắc phục được. 

Thậm chí, có lúc còn bị cắt giảm nhiều hơn so với trước khi cải tạo, nâng cấp (theo báo cáo của các nhà máy, có thời điểm lên đến 50 - 60% theo văn bản về công suất phân bổ các nhà máy điện nhằm tránh quá tải của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia).

“Điều đó cho thấy, trong khi lưới điện đã quá tải nhưng có thể vẫn có dự án mới tiếp tục được đóng điện, đấu nối, không công bằng cho các dự án có trước”, UBND tỉnh lưu ý.

Tỉnh xin cơ chế

Song song với việc đề nghị Thủ tướng và Bộ Công thương xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện dự kiến, các công trình truyền tải điện đưa vào Quy hoạch điện VIII (ngoài các dự án, công trình đã có tên trong Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh), tỉnh Bình Thuận đã đề xuất một số giải pháp.

Tỉnh đề nghị Thủ tướng cho phép các dự án điện mặt trời, điện gió trên địa bàn tỉnh hiện đang nằm trong vùng quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan và vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản titan được triển khai đầu tư xây dựng. 

Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ TN&MT, Bộ Công Thương sớm thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh ra khỏi vùng Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan và vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản titan.

UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng có cơ chế và quy định cụ thể để nhà đầu tư tự đầu tư lưới điện truyền tải đấu nối, kể cả đầu tư nước ngoài; nghiên cứu về phương án đầu tư các công trình lưới điện cụ thể từ nguồn vốn của các chủ đầu tư trong khu vực cho ngành điện ứng vốn, mượn (không lãi suất) để đầu tư, báo cáo Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đặc biệt, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN, Điều độ quốc gia và các đơn vị liên quan không tiếp tục thực hiện đóng điện, đấu nối các dự án điện mới hoàn thành vào các đường dây 110kV trong khi chưa giải quyết xong việc trả về 100% công suất cho các nhà máy điện hiện hữu. 

Đồng thời, tỉnh đề nghị thường xuyên công khai các thông tin có liên quan đến việc cắt giảm công suất cho các nhà máy điện gió và điện mặt trời; không phân bổ, cắt giảm công suất các nhà máy điện gió Phú Lạc và điện gió Tuy Phong (Phong điện 1 Bình Thuận) do các nhà máy này vận hành phát điện đã lâu.

Vướng mắc lớn nhất đối với đầu tư xây dựng lưới điện là giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, nếu đường dây điện đi qua đất lúa và đất rừng phòng hộ, đặc dụng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá khó khăn theo các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

Tỉnh cho rằng, dù diện tích sử dụng đất là không lớn, chủ yếu là phần móng trụ, còn lại phần đường dây chỉ ảnh hưởng về hành lang tuyến, theo quy định phải trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Thủ tướng xem xét, quyết định. Do vậy, tỉnh đề nghị có quy định đơn giản hơn đối với các tuyến đường dây tải điện.

Một hạn chế trong quy hoạch và đầu tư các dự án điện là huy động vốn. Trung bình mỗi năm nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện khoảng 8-10 tỷ USD. Các tập đoàn nhà nước đều gặp khó khăn về tài chính nên việc huy động vốn cho các dự án của họ cũng gặp khó khăn. Các dự án nguồn điện do tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn do yêu cầu cao từ các bên cho vay (bảo lãnh Chính phủ, chuyển đổi ngoại tệ …)
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nêu tại phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi tháng 9 vừa qua.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  22 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.