Điện khí và LNG vẫn dậm chân tại chỗ
Một trong những vướng mắc quan trọng của các dự án điện khí hiện tại là chưa xác định được chủ đầu tư dự án đường dây truyền tải.
Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.
Đại sứ các nước Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản tại Việt Nam đã trao đổi với Bộ Công thương về những đề xuất của các nhà đầu tư cũng như các vướng mắc, khó khăn trong hai dự án điện khí Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II tại buổi làm việc chiều ngày 13/9.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đồng tình với quan điểm của các đại sứ về việc tháo gỡ những khó khăn để triển khai các dự án điện khí, đặc biệt hai dự án Sơn Mỹ I, II.
Ông Diên cho biết, báo cáo nghiên cứu khả thi của hai dự án này cơ bản được các nhà đầu tư hoàn thiện theo quy định của Luật PPP và Nghị định 35 của Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện các dự án này tồn tại nhiều vướng mắc, ví dụ đề xuất của chủ đầu tư về một số nguyên tắc cần Chính phủ Việt Nam xem xét chấp thuận như bao tiêu sản lượng tối thiểu, chuyển ngang giá khí và giá điện và bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh khả năng thanh toán của EVN...
Trước đó, Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II đã được các nhà đầu tư đề xuất thực hiện với các ưu đãi, đảm bảo đầu tư, tương tự như các dự án điện BOT đã thực hiện trước đây.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Công thương cho rằng những đề xuất này không có trong quy định pháp luật hiện hành và chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, theo ông Diên, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án như yêu cầu của nhà đầu tư sẽ không đảm bảo tính hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam, chuyển những rủi ro tài chính cho Chính phủ Việt Nam.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện khí phải đạt gần 37 nghìn MW, chiếm 25% trong tổng công suất các nguồn điện của Việt Nam, trong đó có dự án nhiệt điện BOT Sơn Mỹ I và II.
Hai dự án điện khí Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II có tổng công suất 4.500MW được Bộ Công thương chấp thuận chủ trương đầu tư trong khu công nghiệp Sơn Mỹ I, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Dự kiến, năm 2027 – 2029, Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II sẽ được đưa vào vận hành.
Một trong những vướng mắc quan trọng của các dự án điện khí hiện tại là chưa xác định được chủ đầu tư dự án đường dây truyền tải.
Khoản vay ngắn hạn này được sử dụng cho việc xây dựng hai nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3 và 4.
Quá nhiều thách thức để hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí theo quy hoạch điện VIII.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.
Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.