Bộ trưởng Giao thông Vận tải: Sẽ giải quyết xong vướng mắc tại trạm Cai Lậy trong chiều nay
Xuân Tuyến
Thứ tư, 16/08/2017 - 07:13
Phát biểu tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/8, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa khẳng định sẽ giải quyết những vướng mắc tại trạm thu phí BOT Cai Lậy.
“Riêng về dự án Cai Lậy, sau chiều nay (15/8), các đề xuất của địa phương và nhân dân sẽ giải quyết được”, Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa khẳng định.
Giải trình tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hộixung quanh trạm soát vé Cai Lậy, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho rằng, nếu nói đây là trạm thu phí cho tuyến tránh Cai Lậy là chưa đầy đủ. Thực tế, đây là dự án hơn 26 km trên QL 1A và 12 km tuyến tránh. Trên QL 1 còn xử lý 14 cây cầu.
Tại trạm thu phí Cai Lậy những ngày vừa qua, thực sự nhân dân tại chỗ, các doanh nghiệp, hiệp hội vận tải trên địa bàn không có phản ứng gì. Chỉ có 7 doanh nghiệp ở nơi khác phản ứng. Nhưng cách thức phản ứng của doanh nghiệp như vậy là không phù hợp, doanh nghiệp cố tình gây ùn tắc giao thông.
“Việc xả trạm là thực hiện theo quy định, bởi khi ùn tắc kéo dài trong một thời gian nhất định, các trạm sẽ phải mở để đảm bảo việc đi lại của người dân”, Bộ trưởng nói.
Về giải pháp trước mắt, Bộ trưởng cho biết các cơ quan của Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với địa phương và chủ đầu tư. Việc đề xuất giảm phí từ 35.000 đồng hiện nay xuống 25.000 đồng là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, như thế thì thời gian thu phí sẽ kéo dài hơn, bởi tổng mức đầu tư của công trình đã được kiểm toán xác định là như vậy, nếu thu ít đi thì phải tăng thời gian để đảm bảo hoàn vốn và một tỉ lệ lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp.
Thảo luận chiều 15/8, ý kiến một số đại biểu nhấn mạnh bản chất của hình thức BOT là hợp đồng ký kết giữa các bên, do đó tất cả các bên ký kết đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ phải tuân thủ các nội dung đã cam kết. Doanh nghiệp phải bảo đảm chất lượng, tiến độ, quá trình vận hành, khai thác; trong khi đó chủ đầu tư (Bộ, địa phương) cũng có trách nhiệm phải đảm bảo việc thu hồi vốn cho doanh nghiệp dựa trên các nội dung đã ký kết.
“Đây cũng là hướng giải quyết theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Sắp tới sẽ cho rà soát lại tổng thể, với các dự án có thể giảm phí sẽ điều chỉnh giảm, chấp nhận kéo dài thêm thời gian thu”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa giải thích.
“Riêng về dự án Cai Lậy, sau chiều nay (15/8), các đề xuất của địa phương và nhân dân sẽ giải quyết được”, ông Nghĩa khẳng định.
Bộ trưởng Giao thông vận tải cho biết đã yêu cầu tất cả các địa phương, các nhà đầu tư có dự án BOT có báo cáo để tổng hợp, có chính sách chung giải quyết tổng thể, đồng bộ, không để có sự khác biệt giữa nơi người dân phản ứng với nơi không phản ứng.
Về dài hạn, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các dự án BOT chỉ định thầu phải được quyết toán, kiểm toán rồi mới dựa trên cơ sở đó để quyết định thời gian thu phí. Đối với các dự án đấu thầu, sẽ dựa trên cơ sở thiết kế kỹ thuật để tính toán giá trị, từ đó mới tiến hành đấu thầu.
Trước tình trạng ùn tắc Quốc lộ 1A đoạn qua trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang), sáng 14/8 Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có cuộc họp với Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang để tìm biện pháp xử lý.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.