Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư giải thích sự tăng giảm đột ngột GDP giữa các quý
An Nhiên
Thứ tư, 01/11/2017 - 12:35
Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm – Phú Thọ, nhiều cử tri cho rằng, số liệu tăng trưởng các năm gần đây không hợp lý, tăng trưởng giữa các quý lên xuống đột ngột không theo logic thông thường.
Tại phiên họp Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Hoàng Quang Hàm – Phú Thọ đặt vấn đề, nhiều cử tri cho rằng số liệu tăng trưởng các năm gần đây không hợp lý, tăng trưởng giữa các quý lên xuống đột ngột không theo logic thông thường. Các quý cuối năm tăng trưởng rất cao nhưng sang quý I đầu năm sau giảm xuống rất nhanh và đột ngột.
Nếu lý giải là do quý I vào dịp Tết nên sản xuất giảm sút thì không thuyết phục vì được bù đắp bởi tiêu dùng và du lịch nên có giảm sút cũng không thể giảm quá sâu. Do quy trình ngân sách theo năm nên đầu năm chí ít cũng không thể làm tốc độ tăng trưởng giảm quá nhanh vì quý I có thể giảm chi đầu tư nhưng các khoản chi khác vẫn phải chi và chi tiêu ngân sách chỉ tác động một phần đến tăng trưởng.
Đồng thời, sản xuất cũng không thể đình trệ đột ngột trên diện rộng để GDP rơi tự do như diễn biến mấy năm gần đây, rất kỳ lạ. Nếu quý IV năm 2015 cả nước hân hoan vì tăng trưởng đạt 7,01% thì quý I năm 2016 rơi thẳng xuống còn 5,48%, giảm hơn 22%. Mức tăng trưởng này nhích lên trong quý II, quý III và đạt mức cao là 6,68% ở quý IV năm 2016 nhưng lại đột ngột giảm ngay ở quý tiếp theo liền kề quý I năm 2017, giảm xuống còn 5,1%. Và GDP lại đang tăng tốc rất thần kỳ ở các quý cuối năm 2017, quý III đạt 7,46% và dự báo quý IV là 7,31%. Còn quý I năm 2018 có thoát khỏi quy luật bất thường này không thì chưa rõ.
Với số liệu trên cử tri cho rằng, nếu thống kê tốt không có nghi vấn gì thì tăng trưởng đã có những điểm nghẽn rất bất hợp lý, trái với logic thông thường nên đề nghị Chính phủ phải làm rõ và có giải pháp khắc phục ngay không để tình trạng này tiếp tục xảy ra ở quý 1/2018 và quý 1 các năm sau.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đưa ra lời giải thích về chu kỳ tăng trưởng GDP trong năm. Bộ trưởng khẳng định tốc độ tăng trưởng GDP có sự khác biệt, tăng giảm trong giữa các quý trong một năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu về kết quả và chịu sự tác động của yếu tố chu kỳ sản xuất, chu kỳ tăng trưởng và yếu tố mùa vụ của các hoạt động kinh tế.
Theo thông lệ nhiều năm và gần như trở thành một quy luật thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của quý I bị ảnh hưởng do sự trùng hợp vào yếu tố chu kỳ đó là kết thúc tết âm lịch, ảnh hưởng bởi Tết, lễ hội, kết thúc của năm ngân sách và nhiều nhiệm vụ phải kết thúc trước khi bước sang một năm mới.
Ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, mua sắm, thời tiết. Hiện tượng và tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước trong năm nhưng quý I năm sau thấp hơn quý IV của năm trước đã được các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF đánh giá và phản ánh đúng chu kỳ, mùa vụ trong tăng trưởng của năm.
Qua tổng hợp cho thấy cơ cấu giá trị GDP của một năm cũng có sự khác biệt, bình quân giá trị GDP của quý 1 chiếm 18%, quý 2 chiếm 24%, quý 3 chiếm 26%, quý 4 chiếm 32% tổng giá trị GDP của cả năm và quý 4 thường có một tỷ trọng lớn nhất và có một vai trò quan trọng quyết định tăng trưởng của cả năm.
Về việc tính toán GDP theo quý, đó là nhằm phục vụ công tác điều hành kế hoạch năm và để đánh giá kết quả và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế thì cần phải đánh giá cả năm và trung hạn, dài hạn.
"Khi ước thực hiện thu tăng 2,3% so với dự toán (tăng 23.700 tỷ đồng) đã là mức cao hơn so với dự toán, và đã cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 6,7% cộng lạm phát 4% (là 10,5%)", Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phân tích.
Chính phủ đã đưa ra 12 chỉ tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.