Leader talk

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lý giải về Nghị định 116 siết nhập khẩu ô tô

Đặng Hoa Thứ bảy, 03/02/2018 - 11:04

Những quy định trong Nghị định 116 cũng như thông tư hướng dẫn đã khiến các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô gặp không ít khó khăn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Trả lời câu hỏi liên quan đến Nghị định 116 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 2/2/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết từ khi Nghị định có hiệu lực, tổng giá trị xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam giảm 38%.

Trong thời gian vừa qua, đã có một số cơ quan đại sứ, các tổ chức gửi Thủ tướng đề nghị xem xét chỉ đạo các bộ ngành xem xét lại Nghị định 116. Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã từng bốn lần gửi thư kiến nghị lên Chính phủ đề nghị tháo dỡ các khó khăn, cho rằng những quy định trong nghị định này là không hợp lý.

Một số hiệp hội như Hiệp hội các Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, các liên doanh xe FDI cũng đã liên tục xin hoãn thi hành Nghị định 116 ít nhất sáu tháng.

Tiểu ban ô tô - xe máy của Eurocham cũng bày tỏ mong đợi về thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 khi Nghị định này được ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hiện nay có ba vấn đề lớn liên quan đến Nghị định này mà các doanh nghiệp cũng như các tổ chức đang quan tâm.

Thứ nhất, liên quan tới vấn đề giấy chứng nhận kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài, Bộ trưởng cho biết giấy này không phải là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà là cơ quan hiệp hội có thẩm quyền. Điều này nhằm đảm bảo xe có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, có giá trị.

Đồng thời các cơ quan, hiệp hội có thẩm quyền khi cấp giấy chứng nhận phải có trách nhiệm triệu hồi những xe đó nếu như xe đó trong quá trình sản xuất có lỗi, để bảo đảm quyền lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhìn nhận việc ban hành chậm trễ thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 đã khiến các nhà nhập khẩu ô tô gặp không ít khó khăn. 

Thứ hai, theo Nghị định 116, nếu như trước đây một loại xe về nước chỉ phải kiểm định chiếc đầu tiên thì nay mỗi lô xe về cảng đều phải chọn ra một chiếc để kiểm định, cho dù các lô đều cùng một loại xe.

Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp phải tốn thêm rất nhiều chi phí và thời gian kiểm định xe. Rõ ràng, khách hàng sẽ phải gánh chịu khoản phí này khi doanh nghiệp luôn muốn đảm bảo lợi nhuận.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết đây là vấn đề đang được xem xét.

Thứ ba, Nghị định 116 cũng yêu cầu các nhà sản xuất phải có đường thử dài 800m với tối thiểu 400m đường thẳng trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường.

Theo các nhà sản xuất, chính những điều này khiến cho các hãng phải bỏ thêm nhiều chi phí hơn bao gồm phí kiểm định và phí đầu tư đất, mở rộng diện tích để làm đường thử.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đã giao cho Văn phòng Chính phủ cùng các bộ ngành xem xét để vừa đảm bảo yêu cầu của Chính phủ là đảm bảo sản xuất trong nước, vừa phải bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế mà chúng ta đã cam kết.

Những quy định trong Nghị định 116 trong thời gian vừa qua được đánh giá là một rào cản, hàng rào kỹ thuật khó vượt đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô. Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết hiện nay, tất cả các nước đều áp dụng các biện pháp cần thiết này để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhập về nước và quyền lợi người tiêu dùng.

Giải thích điều này, bộ trưởng cho biết vừa qua một lô xe BMW khi về cảng Việt Nam đã bị các cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều vấn đề liên quan tới thủ tục, vấn đề xuất xứ của lô xe; cho thấy lô xe này đã qua sử dụng. Nếu không kiểm tra kỹ càng, người tiêu dùng sẽ là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất.  

Siết nhập khẩu ô tô: Ai lợi, ai thiệt?

Siết nhập khẩu ô tô: Ai lợi, ai thiệt?

Tiêu điểm -  6 năm
Cuộc chiến chiếm thị phần trên thị trường ô tô càng lúc càng quyết liệt hơn khi các hãng xe ngoại lớn như Toyota, Honda đã phải tạm dừng việc nhập khẩu ô tô do những quy định mới có hiệu lực từ đầu năm 2018.
Siết nhập khẩu ô tô: Ai lợi, ai thiệt?

Siết nhập khẩu ô tô: Ai lợi, ai thiệt?

Tiêu điểm -  6 năm
Cuộc chiến chiếm thị phần trên thị trường ô tô càng lúc càng quyết liệt hơn khi các hãng xe ngoại lớn như Toyota, Honda đã phải tạm dừng việc nhập khẩu ô tô do những quy định mới có hiệu lực từ đầu năm 2018.
ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  59 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.