Bộ trưởng nói gì về giải pháp nâng hạng du lịch?

Linh Hoàng Thứ năm, 06/06/2024 - 17:17

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, để nâng cao thứ hạng, cần giữ các yếu tố được xếp cao và tập trung cải thiện những chỉ số đang có xếp hạng thấp.

Việt Nam đã tạo điều kiện mở cửa cho khách quốc tế, thúc đẩy phát triển du lịch. Ảnh: Hoàng Anh

Theo báo cáo Chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu 2024 mới đây, Việt Nam giảm ba bậc so với đánh giá gần nhất vào năm 2021, xếp hạng 59/119 nền kinh tế.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5, sau Singapore (hạng 13), Indonesia (22), Malaysia (35), Thái Lan (47).

Trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, liên quan đến kết quả đánh giá xếp loại, đây là đánh giá có giá trị để xem xét điều chỉnh. Tuy nhiên, việc thu thập các số liệu đó vào năm 2022, Việt Nam mới thoát khỏi đại dịch nên số liệu tại thời điểm đó chưa thể như bây giờ.

Để nâng cao các thứ hạng này, ông Hùng đề xuất, cần nâng cao sức cạnh tranh về giá, đảm bảo an toàn an ninh.

Với các chỉ số thấp như hạ tầng du lịch, bền vững về môi trường, mức độ ưu tiên cho du lịch, mức độ mở cửa, tác động kinh tế - xã hội của du lịch, bộ đã đề xuất với Chính phủ để chỉ đạo việc tập trung cải thiện.

Về hạ tầng du lịch, lãnh đạo Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cho biết, Bộ không có thẩm quyền quy định đầu tư, không được phép đầu tư. Địa phương sẽ lập dự án, báo cáo Bộ Kế hoạch và đầu tư, thu hút các doanh nghiệp.

Do vậy, chính quyền địa phương cũng cần tập trung, đồng thời quan tâm thêm đến các chỉ số này để tạo sự đồng bộ, cải thiện các chỉ tiêu để lượng khách du lịch tăng lên.

Về chính sách thị thực – visa, nhiều quốc gia khác sử dụng điều này như là một lợi thế trong cạnh tranh về du lịch. Ông Hùng cho biết, Việt Nam cũng nhận thức được điều này và đã sửa đổi một số luật có liên quan, tạo điều kiện mở cửa, thúc đẩy phát triển du lịch.

Tham khảo mô hình một số quốc gia, bộ đã báo cáo Chính phủ có giải pháp đánh giá tổng thể về mặt chính sách visa trong thời gian qua trên tất cả các phương diện, kinh tế, xã hội, đối ngoại, quốc phòng và an ninh.

Đồng thời, đề xuất các giải pháp ưu tiên theo hướng song phương, bạn miễn visa cho ta, ta miễn visa cho bạn.

Liên quan đến nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch hiện nay đang thiếu. Trong đó, nhân lực làm tại các cơ sở lưu trú chiếm 70%, 20% là nhân lực lữ hành, còn lại 10% là làm tại các đơn vị khác.

Theo ông Hùng, cần tập trung đa dạng hóa loại hình đào tạo, nâng cao kiến thức cho nhân lực làm du lịch, sau đó tổ chức thi tay nghề và nhân lực cần được tiếp cận theo chuẩn nghề trong ASEAN.

Trước đó, trao đổi với TheLEADER, nhiều chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp để du lịch Việt Nam có thể gia tăng sức cạnh tranh trong thời gian tới.

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), cho biết, đối với hàng không, trước đây, TAB đã đề xuất Việt Nam cần mở cửa bầu trời hơn nữa, tức là tăng tự do hóa, cạnh tranh cho ngành hàng không, cho phép thành lập thêm các hãng hàng không tư nhân để dịch vụ và giá cả tốt hơn.

“Đầu tiên ta nên có tinh thần như vậy đã, sau đó xem xét lại cơ sở hạ tầng hàng không để tính toán lại công suất, đưa ra các kế hoạch mở rộng sân bay với tầm nhìn ít nhất 5 – 10 năm”, ông Chính khuyến nghị.

Cùng với đó, không chỉ cải thiện dịch vụ hàng không mà ngành du lịch cũng cần phải nhìn nhận lại. “Hợp tác giữa du lịch và hàng không chưa thật sự gắn bó. Hai bên cần một cơ chế chung và TAB rất mong muốn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch có thể điều phối và thúc đẩy”.

Ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc điều hành Công ty Outbox, nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ quan quản lý điểm đến.

“Chúng ta không phủ nhận sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, nhưng hiện vai trò và hoạt động không đậm như các nước trong khu vực, bị phân mảnh nhiều về các sở ban ngành địa phương, trong cả định vị thị trường, chiến lược quảng bá”.

Sau Covid-19, Việt Nam là một trong những nước mở cửa đầu tiên nhưng lại thiếu đi chiến lược và kịch bản hành động cho những năm tiếp theo để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

“Điều này cho thấy Việt Nam đang nghiêng nhiều về việc chúng ta có thể làm gì mà quên mất nhu cầu thị trường đang đi tới đâu, vận hành tập trung vào tính sự kiện, sự vụ thay vì có kế hoạch dài hơi”.

“Tính bền vững của nhu cầu thị trường là yếu tố Việt Nam nên tập trung vào. Tuy nhiên, giải pháp mà Cục đưa ra chưa hợp lý bởi khi nhu cầu không ổn định, việc tạo ra nhiều sản phẩm chưa chắc đảm bảo khách gia tăng nhu cầu mà còn tốn nhiều chi phí khác”, ông Phước phân tích.

Theo đó, Việt Nam vẫn cần tiếp tục định vị lại thị trường mục tiêu và phân khúc mà du lịch nên tập trung để tối đa hóa nguồn lực, từ đó giúp du lịch có thêm sức cạnh tranh so với các nước khác. 

Du lịch tụt hạng cạnh tranh: Nên nhìn thẳng hạn chế thay vì hụt hẫng

Du lịch tụt hạng cạnh tranh: Nên nhìn thẳng hạn chế thay vì hụt hẫng

Leader talk -  3 tháng
Việc tụt hạng của du lịch Việt Nam theo đánh giá Chỉ số năng lực phát triển du lịch mới đây tiếp tục gióng lên hồi chuông về những điểm nghẽn truyền thống của du lịch cùng vai trò của những bên liên quan trong việc giải quyết.
Du lịch tụt hạng cạnh tranh: Nên nhìn thẳng hạn chế thay vì hụt hẫng

Du lịch tụt hạng cạnh tranh: Nên nhìn thẳng hạn chế thay vì hụt hẫng

Leader talk -  3 tháng
Việc tụt hạng của du lịch Việt Nam theo đánh giá Chỉ số năng lực phát triển du lịch mới đây tiếp tục gióng lên hồi chuông về những điểm nghẽn truyền thống của du lịch cùng vai trò của những bên liên quan trong việc giải quyết.
MICE - Nguồn vàng du lịch chưa khai thác hết

MICE - Nguồn vàng du lịch chưa khai thác hết

Tiêu điểm -  3 tháng

Chi tiêu cao hơn, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, khách MICE đóng vai trò quan trọng với du lịch nhưng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng.

Bất động sản du lịch trở lại đường đua

Bất động sản du lịch trở lại đường đua

Bất động sản -  3 tháng

Bên cạnh sự hỗ trợ về pháp lý của Chính phủ, các doanh nghiệp cần thay đổi mô hình sản phẩm, phát triển các dự án chất lượng, hấp dẫn khách du lịch, để hồi phục và phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bền vững.

Du lịch Bình Định, những điều mới biết

Du lịch Bình Định, những điều mới biết

Ống kính -  4 tháng

Năm 2022, Phú Quốc và Bình Định là cặp đôi hot nhất của du lịch Việt. Vì nhiều lý do, cả hai đều khựng lại trong năm 2023 và đang tìm cách “vượt bão”, trở lại thời hoàng kim. Tôi về Bình Định cuối tháng Tư, trước lễ và cảm nhận nhiều điều thú vị.

Cảm giác bất lực với du lịch bền vững

Cảm giác bất lực với du lịch bền vững

Tiêu điểm -  4 tháng

Nhiều du khách bày tỏ sự mệt mỏi khi liên tục nghe về biến đổi khí hậu và cảm thấy không cần thiết phải ưu tiên tính bền vững trong những chuyến đi quý giá.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  2 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  3 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  4 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  9 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.