Bất động sản
Bất động sản du lịch trở lại đường đua
Bên cạnh sự hỗ trợ về pháp lý của Chính phủ, các doanh nghiệp cần thay đổi mô hình sản phẩm, phát triển các dự án chất lượng, hấp dẫn khách du lịch, để hồi phục và phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bền vững.

Tín hiệu khởi sắc
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn KN Holdings cho biết, trong năm nay, doanh nghiệp sẽ cho ra mắt hai phân khu mới tại khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise Cam Ranh.
Đây là một trong những dự án có quỹ đất lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với 800ha, tổng vốn đầu tư gần 50.000 tỷ đồng. Dự án gồm nhiều loại hình bất động sản biệt thự, nhà phố biển, khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng.
Ông Thanh cho biết KN Cam Ranh với sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ là KN Holdings sẽ tập trung nguồn lực hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong việc xây dựng, quản lý chất lượng, đầu tư phát triển tiện ích nhằm mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng.
Không chỉ KN Holdings, một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng khác tại Khánh Hoà cũng đang khởi động đầu tư mới, trong đó, đáng chú ý là dự án Libera Nha Trang của KDI Holdings, đô thị biển đầu tiên và duy nhất ngay nội đô TP. Nha Trang.
Ngoài một số hợp phần đã đã vào sử dụng như khu biệt thự nghỉ dưỡng Gran Melia hay tháp đôi căn hộ đang hoàn thiện, chủ đầu tư đang lên kế hoạch phát triển một khu căn hộ biển thương hiệu FlexHomes.
Tại Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng” do Báo Xây dựng tổ chức hôm qua, ông Thanh chia sẻ, sở dĩ các dự án đang tích cực trở lại thị trường ở thời điểm này là do kỳ vọng đón đầu làn sóng phục hồi thị trường du lịch nghỉ dưỡng với các xu hướng trải nghiệm mới.
Ông Thanh dự báo nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Trong đó, loại hình căn hộ biển là điểm nhấn của thị trường do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.
Trong năm nay, thị trường du lịch, nghỉ dưỡng Khánh Hòa được dự báo sẽ nhanh chóng hồi phục và giữ được sự tăng trưởng bền vững thông qua nhiều dấu hiệu tích cực.
Việc các hãng hàng không lớn đẩy mạnh các đường bay thẳng từ Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc đến Khánh Hòa cũng là tín hiệu tích cực cho bất động sản nghỉ dưỡng Nha Trang.
Theo chia sẻ từ lãnh đạo Công ty CP Nhà ga quốc tế Cam Ranh, trong năm 2023, sân bay đã phục vụ khoảng 16.000 chuyến bay quốc tế với gần 2,4 triệu lượt khách đến và đi.
Tỉnh Khánh Hòa với hai thành phố du lịch, nghỉ dưỡng là Nha Trang, Cam Ranh đang vươn mình trở thành đầu tàu du lịch khi tốc độ tăng trưởng hiện đã vượt Phú Quốc, Đà Nẵng. Điều này đang mở ra tiềm năng phát triển trong chu kỳ mới cho bất động sản.
Ngoài ra, Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong ba tháng đầu năm 2024, Khánh Hòa đã đón khoảng 2,1 triệu lượt khách lưu trú, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, có hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế, gấp 5,2 lần so với cùng kỳ; hơn 942.000 lượt khách nội địa, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 11.600 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa trong quý I/2024 đã có nhiều tín hiệu tích cực trở lại.
Theo thông tin từ Sở xây dựng, trong quý I/2024, thị trường tỉnh ghi nhận 5.941 giao dịch bất động sản. Tổng giá trị giao dịch bất động sản trong quý đạt gần 7.630 tỷ đồng.
Nếu so quý IV/2023, số lượng lẫn giá trị giao dịch đều tăng, lần lượt 880 giao dịch và 3.112 tỷ đồng.
Giải pháp khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch
Sau thời gian tăng trưởng bùng nổ, từ năm 2020 đến nay, lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng đã có dấu hiệu chững lại với guồn cung hạn chế và lượng giao dịch giảm sút.
Trước những khó khăn về pháp lý, tín dụng ngân hàng, trái phiếu, khách hàng mất niềm tin vào thị trường, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, đôn đốc địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
Hiện Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương hoàn thành trình Chính phủ các văn bản hướng dẫn luật để trình Quốc hội sớm thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi để ba bộ luật có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.
Việc ban hành hệ thống các luật này sẽ giúp tháo gỡ nhiều vấn đề đất đai, trình tự đầu tư, các hoạt động kinh doanh bất động sản. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc hoàn thiện, sửa đổi, tháo gỡ những khó khăn trong thời gian tới, sẽ có những thuận lợi để triển khai phát triển các dự án bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng.
Tuy nhiên, theo ông Sinh, các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư cũng cần tích cực cơ cấu lại sản phẩm, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, tập trung vào lĩnh vực chính, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thay vì đầu tư tràn lan, các doanh nghiệp cần rút kinh nghiệm, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Ngoài việc quan tâm đến đầu tư, các doanh nghiệp cần chú ý tới quản lý, chất lượng vận hành các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, để đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ cho khách du lịch.
Về phía doanh nghiệp, ông Thanh cũng cho rằng, muốn hồi phục và phát triển, ngành bất động sản nghỉ dưỡng cần thích ứng nhanh chóng với thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách du lịch sau đại dịch.
Du lịch chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng. Do đó, để gia tăng mức độ cạnh tranh trên bản đồ quốc tế và giữ chân khách nội địa giàu tiềm năng, các doanh nghiệp và địa phương phải phát triển đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều tệp khách khác nhau, từ trải nghiệm du lịch tới đầu tư sinh lời.
Thị trường du lịch nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung được dự báo sẽ nhanh chóng hồi phục trong năm 2024. Vì vậy, những doanh nghiệp biết chuẩn bị sẵn nguồn lực vững chắc về tài chính, quỹ đất, vị trí quỹ đất, pháp lý... chắc chắn sẽ giành vị thế đi trước, ông Thanh chia sẻ.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cho rằng thời gian qua, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng chủ yếu là do hàng tồn kho giá trị cao, trong khi niềm tin của nhà đầu tư chưa được phục hồi bởi hành lang pháp lý chưa rõ ràng, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết lợi nhuận.
Chính vì vậy, để hồi phục và phát triển bền vững trong thời gian tới, các chủ đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng cần chú trọng vào việc quy hoạch và phát triển dự án, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng các tiện ích, dịch vụ.
Có như vậy, dự án mới có thể thu hút được khách du lịch, khai thác kinh doanh cho thuê hiệu quả, nhằm mang lại dòng tiền cho nhà đầu tư. Khi đó, niềm tin của các nhà đầu tư sẽ trở lại và thanh khoản thị trường sẽ được phục hồi.
'Phá băng' bất động sản nghỉ dưỡng
'Phá băng' bất động sản nghỉ dưỡng
Giảm giá bán về mức phù hợp và thay đổi mô hình sản phẩm được cho là hai giải pháp quyết định để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hồi phục.
Nhen nhóm tín hiệu phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng
Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực trở lai, song thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể hồi phục nhanh chóng.
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có bước lội ngược dòng?
Nhiều ý kiến cho rằng, từ nay đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nhiều khả năng sẽ có sự phục hồi nhẹ, thậm chí "lội ngược dòng" nhờ những tháo gỡ về pháp lý của Chính phủ và sự hồi phục của kinh tế, du lịch.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.