Phát triển bền vững
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Khai thác titan tại Bình Thuận không gây ô nhiễm nước ngầm?
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, việc khai thác titan tại Bình Thuận theo phương pháp tái tuần hoàn nước không gây ô nhiễm nước ngầm.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà chiều 4/6, nêu ra ý kiến về thực trạng khai thác titan tại Bình thuận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho biết, việc khai thác titan tại Bình Thuận được sử dụng hoàn toàn bằng sức nước. Trong quá trình khai thác, nước thải đã ngấm xuống tầng chứa nước, gây ô nhiễm tài nguyên nước.
Theo bà Phúc, Điều 37 Luật Tài nguyên nước đã quy định tổ chức cá nhân xả thải vào nguồn nước phải có giấy phép. Tuy nhiên, theo văn bản Bộ Tài nguyên và môi trường trả lời tỉnh Bình Thuận, bộ lại cho rằng đối với hoạt động khai thác không sử dụng hoá chất phụ gia và không thải nước ra ngoài khu vực cho phép thì không cần xin giấy phép.
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, việc khai thác và chế biến thô titan hiện nay có sử dụng nguồn nước và tái tuần hoàn nước. Đối với các trường hợp khai thác titan có ô nhiễm phóng xạ thì tuyệt đối không được khai thác hoặc có công nghệ khai thác chế biến để đảm bảo vấn đề về môi trường.
Theo ông Hà, titan Bình Thuận hoàn toàn không có phóng xạ, trong quá trình khai thác, bản thân titan đã chứa các kim loại nặng tuy nhiên, khi tái tuần hoàn nước và thực hiện kỹ thuật chế biến thì hầu hết các kim loại nặng đó đi cùng nguồn nguyên liệu chứ không lẫn trong nước.
Bên cạnh đó, theo căn cứ khoá học, ông Hà cho rằng, việc khai thác titan tái tuần hoàn nước không xả thải ra môi trường, không gây ô nhiễm xuống tầng nước dưới ngầm. Trong thời gian vừa qua, bộ cũng thực hiện thường xuyên việc giám sát nguồn nước ngầm.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong tương lai, việc dùng nước trong khai thác titan là không phù hợp, đặc biệt là với các vùng khan hiếm nước như Bình Thuận. Chính vì vậy, bộ đã kiến nghị việc cần áp dụng các công nghệ mới trong khai thác titan để vừa tiết kiệm nước vừa hạn chế chất thải ra môi trường. Hiện nay, bộ cũng đã có khuyến cáo đối với các doanh nghiệp về việc chỉ được dùng nước mặt trong khai thác titan.
Về vấn đề khai thác titan tại Bình Thuận, trước đó nhiều nhà khoa học đã cho rằng, Bình Thuận được đánh giá là tỉnh có tiềm năng sa khoáng titan lớn nhất Việt Nam, thậm chí lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, đây lại là một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước, hệ lụy từ khai thác titan đối với môi trường là rất nghiêm trọng.
Theo GS.TSKH Đặng Trung Thuận, khai thác khoáng sản titan cần một lượng nước rất lớn. Công nghệ khai thác titan đang sử dụng là hố khai thác luôn ngập nước. Trong khi đó, các nguồn nước tại Bình Thuận rất kham hiếm, nước tại đây chỉ có trong mùa mưa, quyết định sự sống cho cả vùng.
Ông Thuận cho rằng, khai thác titan càng xuống sâu, moong khai thác càng lớn thì tác động đến môi trường càng khủng khiếp, làm cạn kiệt nguồn nước tích trữ trong các cồn cát, làm giảm độ ẩm của đất phía trên mực nước và có thể làm sụt lún mặt đất. Việc sử dụng quá mức nguồn nước trong khai thác còn kéo theo sự suy giảm nguồn nước mặt tại các sông suối, ao hồ, bầu nước, dẫn đến cạn kiệt nước trên mặt, gia tăng xâm nhập mặn vào các tầng chưa nước.
Đồng quan điểm, PGS.TS Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch Hội Địa chất thủy văn Việt Nam cũng nhìn nhận, phần lớn các khu vực quy hoạch, dự án khai thác titan đều nằm ven biển, nơi có nhiều diện tích phân bố cát rộng lớn và hạn chế nguồn nước ngọt.
Theo ông Cánh, tại đây chỉ có các ao, hồ có nước vào mùa mưa nhưng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, không đủ nguồn nước để phục vụ khai thác titan. Vì vậy, nếu càng nhiều khu vực được quy hoạch thì nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và canh tác của người dân càng ít và chất lượng càng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, việc sự dụng quá mức tài nguyên nước cho khai thác titan còn dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm, nhiễm mặn và thay đổi nguồn nước ngầm. Thay đổi địa hình, cảnh quan, khai thác mỏ đồng nghĩa với việc đánh đổi phá hủy nhiều cảnh quan môi trường trên đất như thảm thực vật rừng gắn với phong cảnh thiên nhiên đa dạng sinh học, cảnh quan ven biển.
Việc khai thác titan ở miền Trung và Bình Thuận sẽ làm thay đổi địa hình đồi cát tự nhiên tồn tại hàng nghìn năm nay, làm xáo trộn các tầng cát và phá vỡ liên kết tự nhiên trong tầng cát, làm giảm khả năng giữ nước ngầm. Nguy hiểm hơn, khai thác titan sẽ phá hủy thảm thực vật, mất đa dạng sinh học hệ sinh thái đặc trưng của vùng cồn cát, vị chuyên gia này khuyến cáo.
Thực hư con số 600 triệu tấn titan tại Bình Thuận?
Đề nghị thanh tra toàn diện các dự án titan
Tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị đưa ra khỏi quy hoạch sáu khu vực dự trữ titan.
Bình Thuận đề nghị sớm hoàn thành điều chỉnh quy hoạch Titan
Tỉnh Bình Thuận đề nghị Chính phủ chấp thuận đưa một số vị trí đã cấp phép thăm dò, khai thác titan ra ngoài quy hoạch hoặc đưa vào trữ lượng khoáng sản và hoán đổi vị trí khác để giảm sự chồng lấn giữa quy hoạch titan với các dự án kinh tế - xã hội khác của tỉnh.
TS. Nguyễn Thành Sơn: Titan không phải thế mạnh cạnh tranh của Bình Thuận
"Đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận đánh giá lại, từ bỏ tư duy phát triển dựa vào tài nguyên khoáng sản vốn rất có hạn, không tái sinh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững", TS. Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng Ban chiến lược và khoa học công nghệ, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam nhìn nhận.
Khai thác titan ở Bình Thuận: Đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên trên hết
Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh, khai thác khoáng sản titan phải đi đôi với phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.
TPBank hiện thực hóa giấc mơ an cư bằng công nghệ
Sở hữu tổ ấm không chỉ là ước mơ, mà là một trong những quyết định tài chính quan trọng nhất của đời người. Thấu hiểu điều đó, TPBank mang đến giải pháp vay mua nhà dự án qua ứng dụng TPBank Partner, hỗ trợ người trẻ hiện đại tiếp cận khoản vay một cách minh bạch, nhanh chóng và phù hợp với khả năng tài chính cá nhân.
Ra mắt dịch vụ giao đồ ăn Xanh SM Ngon
Xanh SM ra mắt dịch vụ giao đồ ăn Xanh SM Ngon, với mạng lưới hơn 2.000 nhà hàng được tuyển chọn kỹ lưỡng. Ưu việt khác biệt của Xanh SM Ngon là tốc độ vượt trội, chất lượng đảm bảo và liên tục có ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.
Làn sóng đầu tư đổ về Hải Phòng: Hải An dẫn dắt cuộc chơi
Dòng vốn đầu tư bất động sản đang rời khỏi các khu vực truyền thống và tìm đến những “vùng trũng” mới có dư địa tăng trưởng. Một trong những điểm đến đang nổi lên rõ rệt là khu vực Đông Nam TP. Hải Phòng, với tâm điểm là quận Hải An.
Tập đoàn TH ra mắt 2 sản phẩm trà ổi tự nhiên và trà tắc tự nhiên TH true TEA mới
Tập đoàn TH chính thức ra mắt bộ đôi sản phẩm mới gồm trà ổi tự nhiên và trà tắc tự nhiên TH true TEA với hương vị đậm đà, thanh mát và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên.
Cách phân quyền thực chất của Bộ Nông nghiệp và môi trường
Việc phân quyền mới của Bộ Nông nghiệp và môi trường không chỉ là phân bổ trách nhiệm mà còn đặt nền móng cho một tư duy quản lý mới – linh hoạt, hiệu quả nhưng không buông lỏng kiểm soát.