Khai thác titan ở Bình Thuận: Đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên trên hết
Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh, khai thác khoáng sản titan phải đi đôi với phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.
"Đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận đánh giá lại, từ bỏ tư duy phát triển dựa vào tài nguyên khoáng sản vốn rất có hạn, không tái sinh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững", TS. Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng Ban chiến lược và khoa học công nghệ, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam nhìn nhận.
Ông đánh giá như thế nào về đặc điểm tự nhiên và tiềm năng sa khoáng Titan của Bình Thuận?
TS. Nguyễn Thành Sơn: Bình Thuận nằm giữa trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam (TP. HCM cách 200km về phía Nam) và địa điểm phòng thủ quan trọng nhất là quân cảng Cam Ranh (cách 160km về phía Bắc).
Bình Thuận có đặc điểm tự nhiên rất khác biệt: Bờ biển đổi hướng từ đang chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam sang chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Do đó, cơ chế vận hành của bờ biển và các dòng hải lưu của Bình Thuận cũng rất khác so với các khu vực khác.
Về tiềm năng Titan tại Bình Thuận, có thể nói là rất lớn, nhưng trữ lượng Titan thì gần như bằng 0. Hiện Bộ Tài nguyên và môi trường đang "mập mờ" giữa hai khái niệm "tiềm năng" (có thể có, có thể không, sai số 100%) và "trữ lượng" (có thật trong tay). Đồng thời, hạ thấp tiêu chuẩn hàm lượng biên tính trữ lượng của Titan để tính ra con số gần 600 triệu tấn trữ lượng Titan ở Bình Thuận.
Trên thực tế, khi các nhà địa chất thực hiện việc khảo sát thăm dò Titan tại Bình Thuận, họ không hề đưa ra khái niệm "trữ lượng" Titan tại đây mà chỉ có "tiềm năng". Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và môi trường và Tổng cục Địa chất và khoáng sản đã "ghép" thêm khái niệm "trữ lượng" vào tài nguyên Titan tại Bình Thuận, gây hiểu nhầm cho các doanh nghiệp xin cấp phép thăm dò và khai thác Titan.
Thêm vào đó, Bộ Tài nguyên và môi trường đã coi tiềm năng 600 triệu tấn Titan tại Bình Thuận là "trữ lượng" và đưa ra chiến lược phát triển Bình Thuận thành "trung tâm về Titan” của cả nước. Trong khi đó, lợi ích kinh tế của việc khai thác Titan ở Bình Thuận là quá nhỏ bé. Hiện chưa cơ quan nào trả lời được chính xác là bao nhiêu vì nó gần như bằng 0.
Bên cạnh đó, nếu ngành công nghiệp khai thác Titan tại Bình Thuận được triển khai sẽ dẫn đến những tác động rất "khủng khiếp" đến môi trường. Bởi ở Bình Thuận, trong tầng cát đỏ, nước ngọt quý hơn Titan. Bình Thuận là tỉnh rất nghèo về nước ngọt. Nếu khai thác Titan sẽ dẫn đến nguy cơ không còn nước ngọt.
Hiệu quả kinh tế của việc khai thác Titan tại Bình Thuận có đúng như Bộ Tài nguyên và môi trường dự báo? So sánh giữa hiệu quả của khai thác khoáng sản và phát triển các ngành kinh tế khác tại Bình Thuận?
TS. Nguyễn Thành Sơn: Cách tính hiệu quả kinh tế của Bộ Tài nguyên và môi trường chưa thực sự xác thực, bởi đối với ngành khai khoáng, nếu "tiềm năng" Titan nằm trong lòng đất là 100%, thì đến "sản phẩm" Titan có thể bán ra và thu lợi nhuận chỉ là 2,7%. Tức là, số tiền thực tế mà nền kinh tế thu được từ 600 triệu tấn "trữ lượng" Titan chỉ bằng 2,7% số tiền mà Bộ Tài nguyên và môi trường tính toán và báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, Bộ Tài nguyên và môi trường ước tính 600 triệu tấn titan tại Bình Thuận có giá trị 138.871.824.091USD, như vậy, ứng với 2,7% giá trị thương phẩm chỉ còn là 3.762.037.712USD. Trong đó, lợi nhuận thu về chỉ chiếm 17% giá trị thương phẩm, tức 63.954.641USD.
Giả sử 600 triệu tấn titan được khai thác hết trong vòng 50 năm, lợi nhuận bình quân sẽ là 1,28 triệu USD/năm. Với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25%, Như vậy, ngân sách nhà nước chỉ thu lại 0,32 triệu USD/năm. Một con số quá nhỏ so với ước tính của Bộ Tài nguyên và môi trường và những gì chúng ta phải đánh đổi nếu khai thác Titan tại Bình Thuận.
Trong khi đó, Bình Thuận có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp năng lượng như phát triển năng lượng điện mặt trời, điện gió, phát triển du lịch…
Theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới, ngành du lịch đóng góp hơn 10% GDP (cao hơn ngành dấu khí), sử dụng lao động gấp 4 lần khai thác tài nguyên khoáng sản, gấp 3 lần ngành tài chính ngân hàng và gấp 6 lần công nghiệp chế tạo. Thu nhập để lại cho địa phương nếu phát triển du lịch từ 70 - 75% trong khi đó, các ngành công nghiệp chỉ để lại 25 - 30% cho địa phương.
Vậy tại sao ở Bình Thuận, chúng ta không trú trọng phát triển du lịch thay cho khai thác khoáng sản?
Quan điểm của ông về bài toán giữa lợi ích kinh tế và tác động đến môi trường trong khai thác Titan của Bình Thuận?
TS. Nguyễn Thành Sơn: Thực tế cho thấy, lợi ích kinh tế (nộp ngân sách) của Titan ở Bình Thuận rất không đáng kể, quá nhỏ bé. Trong khi đó, môi trường đất do khai thác Titan ở Bình Thuận thì đang bị đào bới quá sức chịu đựng. So sánh ảnh vệ tinh trong vòng gần 10 năm gần đây (từ năm 2008 - 2017), mặt đất bờ biển Bình Thuận đã bị biến dạng về cơ bản.
Những tác động của việc khai thác Titan đối với môi trường nước khó nhận ra hơn. Tuy nhiên, bất kỳ mỏ khai thác Titan nào cũng phải dùng rất nhiều nước ngọt tại chỗ để tuyển quặng. Trong khi nước ngọt "tại chỗ" chính là nguồn nước ngầm tạo ra từ lượng nước mưa (vốn rất ít ỏi ở Bình Thuận) ngấm xuống tầng cát. Việc sử dụng nước biển để tuyển quặng Titan về mặt lý thuyết là khả thi. Nhưng nếu bơm nước biển lên bờ để tuyển quặng Titan thì sau khi tuyển, nước mặn lại ngấm vào tầng nước ngọt thì còn nguy hại hơn.
Bên cạnh đó, rất nhiều dự án du lịch và dự án năng lượng sạch ở Bình Thuận hiện không triển khai được vì vướng Titan. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận, hiện có 33 dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã được chấp thuận với tổng diện tích 4.576 ha của tỉnh bị chồng lấn với kế hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến Titan (chồng lấn tập trung ở tầng cát xám dọc ven biển). Các dự án được chấp thuận đầu tư du lịch, trồng rừng, khu công nghiệp có diện tích chồng lấn chưa thể tiếp tục triển khai thực hiện dự án.
Đến nay, việc cấp phép khai thác khoáng sản Titan và khai thác xong bàn giao đất cho chủ những dự án này chưa biết cụ thể thời gian đến khi nào, gây bức xúc cho nhà đầu tư cũng như khó khăn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương và phát triển kinh tế, xã hội.
Theo ông, Chính phủ và Bình Thuận nên chọn giải pháp như thế nào trong vấn đề này?
TS. Nguyễn Thành Sơn: Chiến lược phát triển của Bình Thuận nên dựa vào thế mạnh cạnh tranh của mình. Trong khi đó, thế mạnh cạnh tranh của Bình Thuận không phải là Titan. Thế mạnh cạnh tranh của Bình Thuận nằm trong câu ca dao nói về Bình Thuận: "Ít mưa, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông". Cụ thể:
Ít mưa - Chúng ta không nên khai thác Titan gây hao tốn tài nguyên nước quý hiếm.
Nhiều nắng, nhiều gió - Nên ưu tiên phát triển điện mặt trời và điện gió.
Không có mùa đông - Nên ưu tiên phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Bình Thuận cũng là tỉnh có "mặt tiền" hướng ra biển rộng nhất Việt Nam, rất thuận lợi cho phát triển du lịch.
Theo quan điểm của tôi, Bình Thuận nên học và làm theo Quảng Ninh. Tức, chuyển dần nền kinh tế từ "đen" - dựa vào than sang kinh tế "nâu" - dựa vào xi măng, nhiệt điện và chuyển hẳn sang kinh tế "xanh" - dựa vào du lịch.
Bình Thuận nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung đã đến lúc phải nhìn nhận đánh giá lại, từ bỏ tư duy phát triển dựa vào tài nguyên khoáng sản (than, dầu, khí, bauxite, titan, sắt…) vốn rất có hạn, không tái sinh sang tư duy phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên (ánh sáng mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ không khí…) tái sinh, vô hạn. Như vậy mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 3/9/2013, “Phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan trên phạm vi cả nước khoảng 650 triệu tấn khoáng vật nặng (trong đó khoảng 78 triệu tấn zircon).
Riêng tại Bình Thuận, trữ lượng và tài nguyên titan dự báo khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng và tài nguyên quặng titan của Việt Nam. Trong đó, trữ lượng và tài nguyên trên diện tích các khu vực cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản khoảng 210 triệu tấn (trong đó khoẳng 26 triệu tấn zircon). Trữ lượng và tài nguyên quặng titan có thể huy động vào khai thác khoảng 440 triệu tấn (trong đó 52 triệu tấn zircon).
Quy hoạch dự kiến huy động khoảng 150 triệu tấn khoáng vật nặng, trong đó khoảng 17 triệu tấn zircon. Trữ lượng và tài nguyên còn lại đưa vào dự trữ quốc gia.
Trữ lượng tian theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là như vậy, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia nghiên cứu xung quanh vấn đề này.
Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh, khai thác khoáng sản titan phải đi đôi với phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.
Các chuyên gia khoáng sản cho rằng: Bộ Tài nguyên và môi trường đang "mập mờ" giữa hai khái niệm "tiềm năng" (có thể có, có thể không, sai số 100%) và "trữ lượng" (có thật trong tay) khi đánh giá về tài nguyên khoáng sản titan tại Bình Thuận.
Các nhà khoa học cho rằng, nguy cơ ô nhiễm phóng xạ từ hoạt động khai thác tian đặc biệt nghiêm trọng.
Theo các nhà khoa học, hệ lụy từ khai thác titan đối với môi trường tại Bình Thuận được dự báo khá nghiêm trọng.
Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An đã cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới.
Quỹ KKR đã rót hơn 2 tỷ USD vào Việt Nam thông qua các khoản đầu tư vào các tập đoàn ở nhiều lĩnh vực quan trọng như tiêu dùng, y tế, bất động sản.
Dù vẫn còn hạn chế nhưng với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và sự điều tiết hiệu quả từ Nhà nước, thị trường bất động sảnh hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025.
Dự án Thành phố mới Đông Nam ở Bắc Ninh được phát triển theo mô hình K-City của Hàn Quốc.
Hà Nội “khát” điểm đỗ xe, cư dân nhiều khu vực phải gửi xe vào các bãi đỗ tạm bợ, thậm chí tràn vỉa hè. Chính vì thế, những dự án có hạ tầng nội khu tốt, đặc biệt cung cấp hầm đỗ xe thông minh quy mô như Hanoi Melody Residences cực kỳ nổi bật trên bản đồ các dự án mới.
Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là “toạ độ vàng”.
VinFast cùng PVI, Bảo Việt, BIC, VBI, PTI, BSH và VNI đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt phương án bảo hiểm cho khách hàng.