Tiêu điểm
4 bộ chung tay giải bài toán đào tạo nhân lực ngành bán dẫn
Chỉ thị số 43/CT-TTg đang đặt nền móng trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu các ngành công nghệ số.
Phó thủ tướng Lê Thành Long đã ký ban hành Chỉ thị số 43/CT-TTg, đặt nền móng cho một bước đột phá mới trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và các lĩnh vực công nghệ số cốt lõi.
Đây được xem là động lực quan trọng giúp Việt Nam tiến gần hơn đến tham vọng trở thành một trung tâm công nghệ cao trong khu vực và thế giới.
Theo đó, Chỉ thị 43 là bước triển khai cụ thể hóa "Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam" và chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sự kết hợp giữa tầm nhìn dài hạn và các giải pháp cụ thể để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của các ngành công nghệ số như: trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và chuỗi khối (Blockchain).
Chuẩn hóa đào tạo ngành bán dẫn
Hai trong số những quyết sách thiết thực được nêu trong Chỉ thị 43 là chuẩn hóa hoạt động đào tạo và thúc đẩy hợp tác quốc tế, giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và truyền thông.
Cụ thể, Bộ Giáo dục và đào tạo được giao ban hành chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn vào quý I/2025. Đồng thời, cơ chế hỗ trợ học phí, cấp học bổng cho sinh viên theo học các chuyên ngành liên quan sẽ được hoàn thiện trong quý IV/2025.
Việc xây dựng mô hình liên kết đào tạo giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp cũng là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả.
Chỉ thị nêu rõ, Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế, bao gồm trao đổi chuyên gia, giảng viên, và sử dụng các cơ sở đào tạo chất lượng cao từ nước ngoài.
Do đó, Bộ Thông tin và truyền thông được giao tập trung đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực ngành bán dẫn, cũng như dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2030 nhằm định hướng đào tạo.
Đầu tư đổi mới để khai mở tiềm năng
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và đầu tư trách nhiệm lựa chọn và triển khai các dự án ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn. Đây sẽ là các cơ sở nghiên cứu tiên phong, kết nối các nhóm nghiên cứu mạnh và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp công nghệ tiềm năng trong lĩnh vực bán dẫn.
Bộ Khoa học và công nghệ được giao xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ về các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi (hoàn thành trong quý I/2025).
Tăng cường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ gắn với đào tạo nhân lực trình độ cao để hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu trẻ và các dự án khởi nghiệp công nghệ có tiềm năng phát triển trong các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.
Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi trên địa bàn và xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đến năm 2030 để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của địa phương.
Đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp nhằm huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi; bố trí nguồn lực tài chính phù hợp cho các chương trình đào tạo và nghiên cứu phục vụ phát triển nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn.
Tăng tốc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Chủ tịch FPT IS: AI và bán dẫn là cánh cửa cho người Việt trẻ
Chủ tịch FPT IS khẳng định, đây là cơ hội cho Việt Nam vươn lên đón đầu làn sóng công nghệ, sau những cường quốc bán dẫn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Đường đến 100 tỷ USD của ngành bán dẫn Việt Nam
Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam với tầm nhìn năm 2050 đạt doanh thu 100 tỷ USD mỗi năm nhờ một công thức đặc biệt.
Bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe toàn diện
Người dân có thể dễ dàng mua thuốc trực tuyến từ VNeID, đồng thời theo dõi sức khỏe liên tục và toàn diện từ ứng dụng Nhà thuốc Long Châu.
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Công nghiệp bán dẫn hứa hẹn là cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu khu vực và thế giới.
Sovico Group cùng Keppel xây tuyến cáp quang biển nối Việt Nam với Singapore
Sovico Group ủng hộ xây dựng lắp đặt một tuyến cáp nối trực tiếp Việt Nam với Singapore với chi phí khoảng 150 triệu USD.
CMC muốn đầu tư 500 triệu USD vào trung tâm dữ liệu
CMC dự kiến sẽ nâng dung lượng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam lên gấp 10 lần, đồng thời đặt trọng tâm khai thác thị trường công nghệ Nhật Bản.
Hà Nội công nhận Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực 2024
Hà Nội công bố danh sách sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2024, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế thành phố.
Cư dân Happy One Central nhận sổ hồng
Sau bốn tháng bàn giao căn hộ, Vạn Xuân Group đã tổ chức bàn giao 364 sổ hồng đợt đầu tiên cho cư dân khu căn hộ Happy One Central.
Ẩn số giúp tiểu khu Ả Rập tại Sông Town – CaraWorld Cam Ranh 'đốn tin' khách hàng
Sở hữu lâu dài, sản phẩm mang phong cách thiết kế Trung Đông, tiện ích chăm sóc sức khoẻ giúp tiểu khu Ả Rập tại Sông Town - CaraWorld Cam Ranh “đốn tim” khách hàng.